Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) đã tổ chức cuộc họp lần thứ hai của Nhóm nghiên cứu CSCAP về An ninh nguồn nước tại thành phố Siem Reap (Campuchia).
Tham dự cuộc họp có đại diện một số nước thành viên Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á - Thái Bình Dương như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện Quỹ châu Á, cùng nhiều học giả, chuyên gia về nguồn nước và an ninh trong khu vực.
Cuộc họp nhằm đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý các nguồn nước hiện nay, cũng như tác động của việc sử dụng, quản lý tài nguyên nước của các quốc gia liên quan, đồng thời xem xét cơ sở luật pháp quốc tế và xây dựng các thể chế quốc tế liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn nước.
Đại diện nước chủ nhà, Hoàng thân Norodom Sirivutdh đã đánh giá cao sáng kiến thành lập Nhóm nghiên cứu về An ninh nguồn nước và thành công của cuộc họp lần thứ nhất tại Hà Nội trong tháng Ba vừa qua.
Tại cuộc họp, đại diện các nước nhấn mạnh cơ chế hợp tác và đối tác phát triển bền vững an ninh nguồn nước.
Đại diện Quỹ châu Á, ông Jonh Brandon cho rằng các nước liên quan nên tìm giải pháp đáp ứng lợi ích chung của các bên và không làm phương hại đến lợi ích quốc gia khác trong việc khai thác thủy điện trên sông Mekong.
Đại diện Hàn Quốc đã đưa ra một số kiến nghị để tránh thảm họa từ các đập nước như xây dựng các dự án thủy điện thân thiện với môi trường; củng cố vai trò của Ủy hội sông Mekong trong việc hóa giải xung đột và các thủ tục để phát triển bền vững trong lĩnh vực thủy điện; tăng cường hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.
Các bên đã nhất trí về tầm quan trọng của việc hợp tác và chia sẻ thông tin trong khu vực, đưa ra những gợi ý về cơ cấu và thể chế hợp tác, chia sẻ và củng cố các quy định quốc tế và khu vực, sự đóng góp của khu vực tư nhân cũng như cơ chế ngăn chặn những xung đột về nguồn nước./.
Tham dự cuộc họp có đại diện một số nước thành viên Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á - Thái Bình Dương như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện Quỹ châu Á, cùng nhiều học giả, chuyên gia về nguồn nước và an ninh trong khu vực.
Cuộc họp nhằm đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý các nguồn nước hiện nay, cũng như tác động của việc sử dụng, quản lý tài nguyên nước của các quốc gia liên quan, đồng thời xem xét cơ sở luật pháp quốc tế và xây dựng các thể chế quốc tế liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn nước.
Đại diện nước chủ nhà, Hoàng thân Norodom Sirivutdh đã đánh giá cao sáng kiến thành lập Nhóm nghiên cứu về An ninh nguồn nước và thành công của cuộc họp lần thứ nhất tại Hà Nội trong tháng Ba vừa qua.
Tại cuộc họp, đại diện các nước nhấn mạnh cơ chế hợp tác và đối tác phát triển bền vững an ninh nguồn nước.
Đại diện Quỹ châu Á, ông Jonh Brandon cho rằng các nước liên quan nên tìm giải pháp đáp ứng lợi ích chung của các bên và không làm phương hại đến lợi ích quốc gia khác trong việc khai thác thủy điện trên sông Mekong.
Đại diện Hàn Quốc đã đưa ra một số kiến nghị để tránh thảm họa từ các đập nước như xây dựng các dự án thủy điện thân thiện với môi trường; củng cố vai trò của Ủy hội sông Mekong trong việc hóa giải xung đột và các thủ tục để phát triển bền vững trong lĩnh vực thủy điện; tăng cường hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.
Các bên đã nhất trí về tầm quan trọng của việc hợp tác và chia sẻ thông tin trong khu vực, đưa ra những gợi ý về cơ cấu và thể chế hợp tác, chia sẻ và củng cố các quy định quốc tế và khu vực, sự đóng góp của khu vực tư nhân cũng như cơ chế ngăn chặn những xung đột về nguồn nước./.
(TTXVN/Vietnam+)