Trước những thách thức mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt, cuộc họp mới đây tại Paris của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã cho thấy quyết tâm của nhóm này trong vấn đề cải cách hệ thống tài chính, nhằm đảm bảo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.
Hội nghị bộ trưởng G-20 diễn ra giữa lúc có những lo ngại về tác động của khủng hoảng nợ công tại châu Âu tới các khu vực khác.
Đặc biệt quan ngại về mối đe dọa đối với nền kinh tế của mình, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - đang chờ đợi một kế hoạch toàn diện của Liên minh châu Âu (EU) để giải quyết khủng hoảng nợ công tại khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde, lưu ý rằng mặc dù có thể hỗ trợ kinh tế thế giới trong cuộc khủng hoảng toàn cầu nhờ tốc độ tăng trưởng khả quan, các nền kinh tế mới nổi cũng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng yếu kém của các nền kinh tế phát triển.
Trong khi vấn đề nợ của Hy Lạp vẫn là chủ đề chính tại cuộc họp lần này, nguy cơ về sự lan rộng của khủng hoảng nợ công tới các quốc gia khác thuộc Eurozone có mức nợ cao như Tây Ban Nha và Italy, khiến các ngân hàng châu Âu ngày càng lao đao, cũng là vấn đề được các bộ trưởng tài chính G-20 thảo luận.
Tâm lý của các nhà hoạch định chính sách châu Âu càng trở nên nặng nề hơn khi S&P mới đây đã đánh tụt một bậc xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Tây Ban Nha từ AA xuống AA-, một tuần sau khi Fitch cũng quyết định hạ mức đánh giá tín nhiệm của nước này.
Là sự chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của nhóm tại Cannes vào đầu tháng tới, hội nghị bộ trưởng tài chính G-20 có mục tiêu hoàn tất một kế hoạch tổng thể như đã cam kết với Mỹ hồi tháng Chín vừa qua, nhằm tránh để nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, đồng thời cũng để trấn an các đối tác cho dù một kế hoạch như vậy còn phải được tiếp tục thảo luận tại cuộc họp của EU tại Brussels ngày 23/10.
Kết thúc cuộc họp, các bộ trưởng tài chính G-20 đã nhất trí hành động quyết liệt nhằm giải quyết khủng hoảng nợ công ở châu Âu, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng mới trên toàn cầu.
Trong thông cáo sau cuộc họp, các thành viên G-20 cam kết đảm bảo các ngân hàng yếu được cấp đủ vốn để đối phó với những tổn thất không thể tránh khỏi, hoan nghênh việc mở rộng quy mô và tăng tính linh hoạt của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), tái khẳng định rằng sự biến động quá mức trong tỷ giá hối đoái đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự ổn định kinh tế và tài chính, cam kết thực hiện ý tưởng IMF phải có những nguồn lực thích đáng, hy vọng các nền kinh tế phát triển áp dụng những biện pháp cụ thể để củng cố hệ thống tài chính.
Đối với việc nâng mức vốn cho các ngân hàng, Pháp cho rằng các ngân hàng nước này có thể tự huy động vốn trên thị trường và không cần đến sự trợ giúp của nhà nước, tức là không dùng đến tiền đóng thuế của người dân.
Theo Bộ Tài chính Pháp, trong trường hợp xấu nhất, Paris có thể buộc các ngân hàng giảm bớt hoặc không chia lãi cho các cổ đông và dùng lợi tức để nâng mức vốn tự có.
Từ năm 2008 đến nay, các ngân hàng Pháp đã bổ sung vào nguồn vốn tự có khoảng 50 tỷ euro (69 tỷ USD). Trong hoàn cảnh hiện nay, Pháp không phản đối việc nâng mức vốn tự có lên đến 9%, song nhấn mạnh cần phải có lịch trình để thực hiện việc này.
Một dấu hiệu khả quan đối với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu là việc mở rộng quy mô EFSF đã được Slovakia, thành viên cuối cùng trong 17 thành viên của Eurozone, thông qua. Quyết định này đã dọn đường cho những kế hoạch của các nhà lãnh đạo châu Âu, như mua trái phiếu chính phủ, tái cấp vốn cho các ngân hàng và hỗ trợ các quốc gia có nguy cơ bị sụp đổ thị trường tài chính trở, nên khả thi hơn.
Giải pháp đối với EFSF có thể là cho phép quỹ này đứng ra bảo lãnh số trái phiếu do các nước đang gặp khó khăn về tài chính phát hành, nhờ đó sẽ không cần phải huy động một nguồn tài chính quá lớn.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gần đây có xu hướng xấu đi và sự yếu kém ở các nền kinh tế phát triển đang bắt đầu tác động đến các nền kinh tế mới nổi, G-20 cam kết sẽ đảm bảo cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có đủ nguồn lực tài chính cần thiết để góp phần ổn định kinh tế thế giới. Cam kết này là một dấu hiệu cho thấy G-20 có thể trao cho IMF một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone.
Hầu hết các nước trong nhóm BRICS (gồm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đều ủng hộ ý tưởng tăng cường nguồn vốn cho IMF, coi đó như một công cụ đối phó với khủng hoảng nợ công.
Về vấn đề nợ của Hy Lạp, Bộ trưởng Tài chính Pháp, Francois Baroin khẳng định Pháp và Đức đã tiến gần tới thỏa thuận để đánh giá mức thua lỗ của các nhà đầu tư tư nhân khi mua lại trái phiếu của Hy Lạp. Theo ông, việc giảm bớt số nợ của Hy Lạp xuống mức "có thể chịu đựng" được trong dài hạn được xem là động thái quan trọng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Eurozone.
Liên quan đến vấn đề Hy Lạp mất khả năng thanh toán một phần số trái phiếu đã phát hành, một số nguồn tin nói đến con số 21%, còn Pháp đề cập tới những tỷ lệ cao hơn, có thể là 40-50%.
Tuy nhiên, trong khi ghi nhận những nỗ lực của châu Âu, nhiều chuyên gia vẫn chỉ trích giới lãnh đạo khu vực này đã chậm trễ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone. Ngay cả việc mở rộng quy mô của EFSF cũng chỉ được coi là một giải pháp tạm thời.
Theo nhà phân tích Philippe Moreau Defarges của Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp, theo thời gian, một số quốc gia châu Âu sẽ không thể trả được nợ. Không chỉ Hy Lạp mà cả Italy và Pháp cũng có thể rơi vào tình trạng này.
Ông Defarges cho rằng châu Âu không những phải ngăn chặn khủng hoảng nợ mà còn phải tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.
Hội nghị bộ trưởng G-20 diễn ra giữa lúc có những lo ngại về tác động của khủng hoảng nợ công tại châu Âu tới các khu vực khác.
Đặc biệt quan ngại về mối đe dọa đối với nền kinh tế của mình, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - đang chờ đợi một kế hoạch toàn diện của Liên minh châu Âu (EU) để giải quyết khủng hoảng nợ công tại khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde, lưu ý rằng mặc dù có thể hỗ trợ kinh tế thế giới trong cuộc khủng hoảng toàn cầu nhờ tốc độ tăng trưởng khả quan, các nền kinh tế mới nổi cũng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng yếu kém của các nền kinh tế phát triển.
Trong khi vấn đề nợ của Hy Lạp vẫn là chủ đề chính tại cuộc họp lần này, nguy cơ về sự lan rộng của khủng hoảng nợ công tới các quốc gia khác thuộc Eurozone có mức nợ cao như Tây Ban Nha và Italy, khiến các ngân hàng châu Âu ngày càng lao đao, cũng là vấn đề được các bộ trưởng tài chính G-20 thảo luận.
Tâm lý của các nhà hoạch định chính sách châu Âu càng trở nên nặng nề hơn khi S&P mới đây đã đánh tụt một bậc xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Tây Ban Nha từ AA xuống AA-, một tuần sau khi Fitch cũng quyết định hạ mức đánh giá tín nhiệm của nước này.
Là sự chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của nhóm tại Cannes vào đầu tháng tới, hội nghị bộ trưởng tài chính G-20 có mục tiêu hoàn tất một kế hoạch tổng thể như đã cam kết với Mỹ hồi tháng Chín vừa qua, nhằm tránh để nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, đồng thời cũng để trấn an các đối tác cho dù một kế hoạch như vậy còn phải được tiếp tục thảo luận tại cuộc họp của EU tại Brussels ngày 23/10.
Kết thúc cuộc họp, các bộ trưởng tài chính G-20 đã nhất trí hành động quyết liệt nhằm giải quyết khủng hoảng nợ công ở châu Âu, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng mới trên toàn cầu.
Trong thông cáo sau cuộc họp, các thành viên G-20 cam kết đảm bảo các ngân hàng yếu được cấp đủ vốn để đối phó với những tổn thất không thể tránh khỏi, hoan nghênh việc mở rộng quy mô và tăng tính linh hoạt của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), tái khẳng định rằng sự biến động quá mức trong tỷ giá hối đoái đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự ổn định kinh tế và tài chính, cam kết thực hiện ý tưởng IMF phải có những nguồn lực thích đáng, hy vọng các nền kinh tế phát triển áp dụng những biện pháp cụ thể để củng cố hệ thống tài chính.
Đối với việc nâng mức vốn cho các ngân hàng, Pháp cho rằng các ngân hàng nước này có thể tự huy động vốn trên thị trường và không cần đến sự trợ giúp của nhà nước, tức là không dùng đến tiền đóng thuế của người dân.
Theo Bộ Tài chính Pháp, trong trường hợp xấu nhất, Paris có thể buộc các ngân hàng giảm bớt hoặc không chia lãi cho các cổ đông và dùng lợi tức để nâng mức vốn tự có.
Từ năm 2008 đến nay, các ngân hàng Pháp đã bổ sung vào nguồn vốn tự có khoảng 50 tỷ euro (69 tỷ USD). Trong hoàn cảnh hiện nay, Pháp không phản đối việc nâng mức vốn tự có lên đến 9%, song nhấn mạnh cần phải có lịch trình để thực hiện việc này.
Một dấu hiệu khả quan đối với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu là việc mở rộng quy mô EFSF đã được Slovakia, thành viên cuối cùng trong 17 thành viên của Eurozone, thông qua. Quyết định này đã dọn đường cho những kế hoạch của các nhà lãnh đạo châu Âu, như mua trái phiếu chính phủ, tái cấp vốn cho các ngân hàng và hỗ trợ các quốc gia có nguy cơ bị sụp đổ thị trường tài chính trở, nên khả thi hơn.
Giải pháp đối với EFSF có thể là cho phép quỹ này đứng ra bảo lãnh số trái phiếu do các nước đang gặp khó khăn về tài chính phát hành, nhờ đó sẽ không cần phải huy động một nguồn tài chính quá lớn.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gần đây có xu hướng xấu đi và sự yếu kém ở các nền kinh tế phát triển đang bắt đầu tác động đến các nền kinh tế mới nổi, G-20 cam kết sẽ đảm bảo cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có đủ nguồn lực tài chính cần thiết để góp phần ổn định kinh tế thế giới. Cam kết này là một dấu hiệu cho thấy G-20 có thể trao cho IMF một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone.
Hầu hết các nước trong nhóm BRICS (gồm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đều ủng hộ ý tưởng tăng cường nguồn vốn cho IMF, coi đó như một công cụ đối phó với khủng hoảng nợ công.
Về vấn đề nợ của Hy Lạp, Bộ trưởng Tài chính Pháp, Francois Baroin khẳng định Pháp và Đức đã tiến gần tới thỏa thuận để đánh giá mức thua lỗ của các nhà đầu tư tư nhân khi mua lại trái phiếu của Hy Lạp. Theo ông, việc giảm bớt số nợ của Hy Lạp xuống mức "có thể chịu đựng" được trong dài hạn được xem là động thái quan trọng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Eurozone.
Liên quan đến vấn đề Hy Lạp mất khả năng thanh toán một phần số trái phiếu đã phát hành, một số nguồn tin nói đến con số 21%, còn Pháp đề cập tới những tỷ lệ cao hơn, có thể là 40-50%.
Tuy nhiên, trong khi ghi nhận những nỗ lực của châu Âu, nhiều chuyên gia vẫn chỉ trích giới lãnh đạo khu vực này đã chậm trễ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone. Ngay cả việc mở rộng quy mô của EFSF cũng chỉ được coi là một giải pháp tạm thời.
Theo nhà phân tích Philippe Moreau Defarges của Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp, theo thời gian, một số quốc gia châu Âu sẽ không thể trả được nợ. Không chỉ Hy Lạp mà cả Italy và Pháp cũng có thể rơi vào tình trạng này.
Ông Defarges cho rằng châu Âu không những phải ngăn chặn khủng hoảng nợ mà còn phải tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)