Ngày 8/4 tại Đồng Nai, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cùng Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin đã tổ chức Hội thảo đánh giá quá trình hoạt động trong thời gian qua, đồng thời triển khai chương trình hành động trong thời gian tới về việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin khẳng định, 35 năm kể từ sau cuộc chiến tranh, hai nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị. Tuy nhiên đến nay hậu quả của cuộc chiến vẫn còn tác động đến hàng triệu người dân Mỹ và Việt Nam.
Những đối tượng này bao gồm những người bị ảnh hưởng một cách trực tiếp và gián tiếp từ trong chiến tranh và cả hiện tại do việc phun rải chất độc da cam và các chất làm rụng lá ở nông thôn miền Nam Việt Nam. Do đó, Nhóm Đối thoại kêu gọi Hoa Kỳ chung tay với người dân Việt Nam giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Nhóm Đối thoại cho biết những hành động của nhóm này gồm ba giai đoạn để đạt được hai mục đích chính trong 10 năm tới đó là làm sạch đất bị ô nhiễm dioxin và khắc phục hệ sinh thái đã bị tàn phá; mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật có liên quan đến chất độc da cam/dioxin, cho những người bị các khuyết tật khác và cho gia đình của họ.
Dự kiến kinh phí hoạt động cho những việc làm này là 300 triệu USD. Cách tiếp cận của nhóm là nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là trong các giới chức và nhân dân Mỹ; huy động mọi nguồn lực có thể để hỗ trợ giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam; ưu tiên cho các dự án làm sạch đất bị nhiễm dioxin, phục hồi môi trường, hỗ trợ những người bị phơi nhiễm dioxin và gia đình họ. Vấn đề này Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin cho rằng Chính phủ Mỹ nên đóng vai trò chính trong việc đáp ứng những chi phí cho việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, thành viên Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin cho rằng, từ trước đến nay các hoạt động của Nhóm này cũng chỉ có thể đề cập nhiều cho việc tẩy sạch môi trường ở các điểm nóng, nhằm ngăn chặn tình trạng phơi nhiễm cho cộng đồng. Tuy nhiên một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng mà bác sĩ Phượng nhấn mạnh trong cuộc hội thảo là cần có những chăm sóc cấp bách cả về vật chất và tinh thần cho những nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Tại Hội thảo, ông Thomas Boivin, thuộc Công ty Hatfield Consultants cho biết trong một cuộc nghiên cứu về da cam do Quỹ Ford tài trợ, sân bay Biên Hòa là một điểm nóng quan trọng về chất độc da cam/dioxin. Nồng độ dioxin tại các mẫu phân tích từ đất đá lấy ở sân bay Biên Hòa cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị, công tác tẩy rửa, tiêu hủy chất độc da cam/dioxin tại khu vực này cần được tiến hành khẩn trương. Mặt khác, người dân phải dừng ngày việc chăn nuôi gà vịt, cá và gia súc ở khu vực sân bay Biên Hòa.
Trong bản tuyên bố và chương trình hành động của Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin cho biết, từ 1962 đến 1971, tại các sân bay và căn cứ quân sự của Mỹ ở Nam Việt Nam đã có hơn 20 triệu galon các chất làm rụng lá cây do Mỹ sử dụng cho các chiến dịch phun rải.
Việc phun rải chất độc này đã diệt 5 triệu mẫu rừng và phá hủy 500.000 mẫu hoa màu; ít nhất đã có 4,5 triệu người Việt Nam và 2,8 triệu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam từ năm 1962 đến 1975 bị phơi nhiễm chất độc da cam và các loại chất diệt cỏ khác.
Theo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính có 3 triệu người Việt Nam gồm cả trẻ em và người lớn bị ảnh hưởng sức khỏe và chịu các dị tật trên cơ thể./.
Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin khẳng định, 35 năm kể từ sau cuộc chiến tranh, hai nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị. Tuy nhiên đến nay hậu quả của cuộc chiến vẫn còn tác động đến hàng triệu người dân Mỹ và Việt Nam.
Những đối tượng này bao gồm những người bị ảnh hưởng một cách trực tiếp và gián tiếp từ trong chiến tranh và cả hiện tại do việc phun rải chất độc da cam và các chất làm rụng lá ở nông thôn miền Nam Việt Nam. Do đó, Nhóm Đối thoại kêu gọi Hoa Kỳ chung tay với người dân Việt Nam giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Nhóm Đối thoại cho biết những hành động của nhóm này gồm ba giai đoạn để đạt được hai mục đích chính trong 10 năm tới đó là làm sạch đất bị ô nhiễm dioxin và khắc phục hệ sinh thái đã bị tàn phá; mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật có liên quan đến chất độc da cam/dioxin, cho những người bị các khuyết tật khác và cho gia đình của họ.
Dự kiến kinh phí hoạt động cho những việc làm này là 300 triệu USD. Cách tiếp cận của nhóm là nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là trong các giới chức và nhân dân Mỹ; huy động mọi nguồn lực có thể để hỗ trợ giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam; ưu tiên cho các dự án làm sạch đất bị nhiễm dioxin, phục hồi môi trường, hỗ trợ những người bị phơi nhiễm dioxin và gia đình họ. Vấn đề này Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin cho rằng Chính phủ Mỹ nên đóng vai trò chính trong việc đáp ứng những chi phí cho việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, thành viên Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin cho rằng, từ trước đến nay các hoạt động của Nhóm này cũng chỉ có thể đề cập nhiều cho việc tẩy sạch môi trường ở các điểm nóng, nhằm ngăn chặn tình trạng phơi nhiễm cho cộng đồng. Tuy nhiên một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng mà bác sĩ Phượng nhấn mạnh trong cuộc hội thảo là cần có những chăm sóc cấp bách cả về vật chất và tinh thần cho những nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Tại Hội thảo, ông Thomas Boivin, thuộc Công ty Hatfield Consultants cho biết trong một cuộc nghiên cứu về da cam do Quỹ Ford tài trợ, sân bay Biên Hòa là một điểm nóng quan trọng về chất độc da cam/dioxin. Nồng độ dioxin tại các mẫu phân tích từ đất đá lấy ở sân bay Biên Hòa cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị, công tác tẩy rửa, tiêu hủy chất độc da cam/dioxin tại khu vực này cần được tiến hành khẩn trương. Mặt khác, người dân phải dừng ngày việc chăn nuôi gà vịt, cá và gia súc ở khu vực sân bay Biên Hòa.
Trong bản tuyên bố và chương trình hành động của Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin cho biết, từ 1962 đến 1971, tại các sân bay và căn cứ quân sự của Mỹ ở Nam Việt Nam đã có hơn 20 triệu galon các chất làm rụng lá cây do Mỹ sử dụng cho các chiến dịch phun rải.
Việc phun rải chất độc này đã diệt 5 triệu mẫu rừng và phá hủy 500.000 mẫu hoa màu; ít nhất đã có 4,5 triệu người Việt Nam và 2,8 triệu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam từ năm 1962 đến 1975 bị phơi nhiễm chất độc da cam và các loại chất diệt cỏ khác.
Theo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính có 3 triệu người Việt Nam gồm cả trẻ em và người lớn bị ảnh hưởng sức khỏe và chịu các dị tật trên cơ thể./.
Sỹ Tuyên (TTXVN/Vietnam+)