Ngày 14/10, Chính phủ Mỹ cho biết các Đặc phái viên của nhóm Bộ Tứ, gồm Mỹ, Nga, Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu (EU), đang nỗ lực nhằm nối lại hòa đàm giữa Israel và Palestine trước tháng 10 này tới theo đúng lộ trình nhóm này vạch ra hồi cuối tháng Chín vừa qua.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland, cuộc gặp giữa Đặc phái viên của Mỹ và đại diện Tổng thống Palestine Mahmud Abbas tại Paris, Pháp mới đây là "hữu ích."
Bà bày tỏ tin tưởng các bên đang nỗ lực để thực hiện lộ trình do nhóm Bộ Tứ đề xuất, cụ thể là sẽ tiến hành gặp sơ bộ vào ngày 23/10 tới, song cho rằng trên thực tế hòa đàm có thể nối lại chậm lại vài ngày và địa điểm tổ chức đàm phán có thể không phải ở Jordan như dự liệu ban đầu.
[Đức kêu gọi Israel sớm nối hòa đàm với Palestine]
Trước đó, ngày 23/9, nhóm Bộ Tứ đã ra tuyên bố kêu gọi Israel và Palestine nối lại hòa đàm. Theo kế hoạch này, Palestine và Israel sẽ đàm phán trong vòng một tháng tại Jordan, và trong ba tháng tiếp theo phải đưa ra các đề xuất toàn diện về lãnh thổ và an ninh. Mục đích cuối cùng là hai bên đạt được hiệp định hòa bình cuối cùng vào cuối năm 2012. Tuyên bố kêu gọi hai bên cần gạt bỏ những trở ngại và nối lại đàm phán vô điều kiện.
Trả lời phỏng vấn báo giới về việc chính quyền Israel có kế hoạch xây dựng các khu định cư mới ở Đông Jerusalem, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những hành động như vậy sẽ cản trở nỗ lực nối lại hòa đàm giữa các bên.
Bà cũng chỉ trích việc người định cư Israel ngày 11/10 đã đốt 100 cây ôliu của người Palestine gần khu Bờ Tây, đồng thời kêu gọi chính quyền Israel bắt giữ và xét xử những kẻ có các hành vi khiêu khích kể trên.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã gọi kế hoạch của chính quyền Israel xây dựng các khu định cư mới ở Đông Jerusalem do nước này chiếm đóng là "không thể chấp nhận được," cho rằng quyết định này đi ngược lại luật pháp quốc tế và các nỗ lực kiến tạo hòa bình.
Tuyên bố của Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định ông "quan ngại sâu sắc" về kế hoạch trên của chính quyền Israel đã yêu cầu Tel Aviv dừng ngay kế hoạch này. Ông nhấn mạnh cộng đồng quốc tế sẽ không thừa nhận bất cứ hành động đơn phương nào tại vùng đất trên và vấn đề Jerusalem chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại.
Ngày 27/9, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Palestine Abbas đệ trình đơn xin trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc, chính quyền Israel đã thông qua kế hoạch xây dựng 1.100 căn hộ tại Gilo, ngoại ô Jerusalem. Quyết định này đã gây ra làn sóng chỉ trích trong người dân Palestine và cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ và EU.
Chính quyền Dân tộc Palestine đã nhiều lần tuyên bố Israel phải ngừng xây dựng các khu định cư, coi đây là điều kiện tiên quyết để nối lại hòa đàm, vốn bị đình trệ một năm trước khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ chối kéo dài lệnh đình chỉ xây dựng các khu định cư tại các vùng đất chiếm đóng./.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland, cuộc gặp giữa Đặc phái viên của Mỹ và đại diện Tổng thống Palestine Mahmud Abbas tại Paris, Pháp mới đây là "hữu ích."
Bà bày tỏ tin tưởng các bên đang nỗ lực để thực hiện lộ trình do nhóm Bộ Tứ đề xuất, cụ thể là sẽ tiến hành gặp sơ bộ vào ngày 23/10 tới, song cho rằng trên thực tế hòa đàm có thể nối lại chậm lại vài ngày và địa điểm tổ chức đàm phán có thể không phải ở Jordan như dự liệu ban đầu.
[Đức kêu gọi Israel sớm nối hòa đàm với Palestine]
Trước đó, ngày 23/9, nhóm Bộ Tứ đã ra tuyên bố kêu gọi Israel và Palestine nối lại hòa đàm. Theo kế hoạch này, Palestine và Israel sẽ đàm phán trong vòng một tháng tại Jordan, và trong ba tháng tiếp theo phải đưa ra các đề xuất toàn diện về lãnh thổ và an ninh. Mục đích cuối cùng là hai bên đạt được hiệp định hòa bình cuối cùng vào cuối năm 2012. Tuyên bố kêu gọi hai bên cần gạt bỏ những trở ngại và nối lại đàm phán vô điều kiện.
Trả lời phỏng vấn báo giới về việc chính quyền Israel có kế hoạch xây dựng các khu định cư mới ở Đông Jerusalem, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những hành động như vậy sẽ cản trở nỗ lực nối lại hòa đàm giữa các bên.
Bà cũng chỉ trích việc người định cư Israel ngày 11/10 đã đốt 100 cây ôliu của người Palestine gần khu Bờ Tây, đồng thời kêu gọi chính quyền Israel bắt giữ và xét xử những kẻ có các hành vi khiêu khích kể trên.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã gọi kế hoạch của chính quyền Israel xây dựng các khu định cư mới ở Đông Jerusalem do nước này chiếm đóng là "không thể chấp nhận được," cho rằng quyết định này đi ngược lại luật pháp quốc tế và các nỗ lực kiến tạo hòa bình.
Tuyên bố của Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định ông "quan ngại sâu sắc" về kế hoạch trên của chính quyền Israel đã yêu cầu Tel Aviv dừng ngay kế hoạch này. Ông nhấn mạnh cộng đồng quốc tế sẽ không thừa nhận bất cứ hành động đơn phương nào tại vùng đất trên và vấn đề Jerusalem chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại.
Ngày 27/9, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Palestine Abbas đệ trình đơn xin trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc, chính quyền Israel đã thông qua kế hoạch xây dựng 1.100 căn hộ tại Gilo, ngoại ô Jerusalem. Quyết định này đã gây ra làn sóng chỉ trích trong người dân Palestine và cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ và EU.
Chính quyền Dân tộc Palestine đã nhiều lần tuyên bố Israel phải ngừng xây dựng các khu định cư, coi đây là điều kiện tiên quyết để nối lại hòa đàm, vốn bị đình trệ một năm trước khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ chối kéo dài lệnh đình chỉ xây dựng các khu định cư tại các vùng đất chiếm đóng./.
(TTXVN/Vietnam+)