Mỹ và 15 nước khác một lần nữa chỉ trích mạnh mẽ khoản thuế CO2 mà châu Âu buộc các hãng hàng không có máy bay vào khu vực này phải nộp do lo ngại tiền thuế sẽ không được dùng để bảo vệ môi trường.
Kết thúc cuộc họp hai ngày tại Washington, Mỹ, ngày 1/8 Nhóm 16 nước (gồm Mỹ, Australia, Chile, Brazil, Colombia, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nigeria, Nga, Arập Xêút, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất) đã ra thông cáo chung nêu rõ lo ngại “các khoản tiền thuế thu được không chắc sẽ được sử dụng vào các mục tiêu bảo vệ môi trường và có thể được dùng để chi cho việc khắc phục khủng hoảng nợ tại châu Âu.”
Theo một quan chức cao cấp, cuộc họp cho thấy hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải CO2 của châu Âu, áp dụng cho các hãng hàng không nước ngoài, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và kiên quyết.
Thuế CO2 do châu Âu đưa ra có hiệu lực từ ngày 1/1, song các hãng hàng không sẽ chỉ nhận được hóa đơn thanh toán vào năm 2013, sau khi đã có số liệu về lượng phát thải CO2 của các máy bay trong năm 2012.
Ngay sau khi châu Âu mới công bố loại thuế này, Mỹ và nhiều nước đã lên tiếng phản đối. Một số hội nghị của các nước bất đồng với quyết định đơn phương đánh thuế khí thải CO2 của châu Âu đối với máy bay đã diễn ra tại Mátxcơva và New Delhi.
Một quan chức cao cấp Mỹ cho rằng mục tiêu của cuộc họp tại Washington không phải là chống lại, về nguyên tắc, một hệ thống đánh thuế phát thải CO2 của máy bay, như châu Âu đề xuất, mà nhằm “tìm ra một giải pháp toàn cầu để giải quyết vấn đề hàng không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.”
Cũng theo quan chức này, một hệ thống riêng của châu Âu không thể áp đặt cho các phương tiện vận tải ngoài châu Âu.
Bởi vì, nếu châu Âu áp đặt được một hệ thống như vậy cho toàn thế giới, thì không gì có thể cản trở được một nhóm 10 hay 20 nước khác có hành động tương tự- động thái sẽ “dẫn đến một tình trạng chắp vá, với một loạt các cơ chế và cách đánh thuế khác nhau”./.
Kết thúc cuộc họp hai ngày tại Washington, Mỹ, ngày 1/8 Nhóm 16 nước (gồm Mỹ, Australia, Chile, Brazil, Colombia, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nigeria, Nga, Arập Xêút, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất) đã ra thông cáo chung nêu rõ lo ngại “các khoản tiền thuế thu được không chắc sẽ được sử dụng vào các mục tiêu bảo vệ môi trường và có thể được dùng để chi cho việc khắc phục khủng hoảng nợ tại châu Âu.”
Theo một quan chức cao cấp, cuộc họp cho thấy hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải CO2 của châu Âu, áp dụng cho các hãng hàng không nước ngoài, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và kiên quyết.
Thuế CO2 do châu Âu đưa ra có hiệu lực từ ngày 1/1, song các hãng hàng không sẽ chỉ nhận được hóa đơn thanh toán vào năm 2013, sau khi đã có số liệu về lượng phát thải CO2 của các máy bay trong năm 2012.
Ngay sau khi châu Âu mới công bố loại thuế này, Mỹ và nhiều nước đã lên tiếng phản đối. Một số hội nghị của các nước bất đồng với quyết định đơn phương đánh thuế khí thải CO2 của châu Âu đối với máy bay đã diễn ra tại Mátxcơva và New Delhi.
Một quan chức cao cấp Mỹ cho rằng mục tiêu của cuộc họp tại Washington không phải là chống lại, về nguyên tắc, một hệ thống đánh thuế phát thải CO2 của máy bay, như châu Âu đề xuất, mà nhằm “tìm ra một giải pháp toàn cầu để giải quyết vấn đề hàng không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.”
Cũng theo quan chức này, một hệ thống riêng của châu Âu không thể áp đặt cho các phương tiện vận tải ngoài châu Âu.
Bởi vì, nếu châu Âu áp đặt được một hệ thống như vậy cho toàn thế giới, thì không gì có thể cản trở được một nhóm 10 hay 20 nước khác có hành động tương tự- động thái sẽ “dẫn đến một tình trạng chắp vá, với một loạt các cơ chế và cách đánh thuế khác nhau”./.
Hoàng Hải (TTXVN)