Ngày nay, xã hội phát triển, cuộc sống vật chất và tinh thần của trẻ em được nâng cao, tuy nhiên, đâu đó quanh ta vẫn còn những đứa trẻ bất hạnh, sống lang thang tại các bãi rác, gầm cầu hay những đứa trẻ tật nguyền, nhiễm chất độc da cam…
Từ tâm nguyện mang đến thật nhiều niềm vui và nguồn động viên khích lệ tới những trẻ em thiệt thòi trong cuộc sống, Câu lạc bộ tình nguyện trẻ của Hội thanh niên tình nguyện Hà Nội đã tổ chức chương trình Trung thu mang tên “Nhịp đập mùa thu” cho các trẻ em thiệt thòi đang sống ở Hà Nội.
Những mảnh đời bất hạnh
Gặp các em trong chương trình “Nhịp đập mùa thu,” phóng viên không khỏi xúc động, mỗi gương mặt hằn nên một cảnh đời hẩm hiu, đáng thương.
Đến từ Lớp học Tình thương Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, em Vũ Hoàng Long 11 tuổi gầy còm trong chiếc áo sơ mi trắng đã ố màu.
Long rụt rè khi tiếp xúc với chúng tôi, gặng hỏi em mới cho biết, bố mất lúc em còn trong bụng mẹ. Khi Long lên 4 tuổi thì mẹ đi lấy chồng, em phải sống nhờ ông bà ngoại đã cao tuổi, ở phố Bùi Xương Trạch. Do nhà ngoại nghèo khó, ông bà không đủ điều kiện cho em theo học trường tiểu học nên Long được gửi đến Lớp học Tình thương Hạ Đình.
Ý thức được cuộc sống thiệt thòi của bản thân, có những lúc Long cảm thấy chạnh lòng nhưng bằng tình thương của ông bà và các cô giáo đã động viên giúp em tự tin tiếp tục đi theo con đường học tập của mình.
Hoàn cảnh đáng thương khác của em Trần Thị Lài, học sinh Lớp học Tình thương Hạ Đình. Dù đã 11 tuổi nhưng năm nay Lài mới được học lớp một.
Lài quê ở Thanh Hóa, sống cùng bố mẹ và người anh trai hơn em hai tuổi. Cuộc sống của gia đình em ở xứ Thanh không mấy thuận lợi do bố em say sưa rượu chè, thường xuyên đánh đập mẹ con Lài. Vì không chịu được những trận đòn nên mẹ con Lài đã bỏ quê lên Hà Nội mưu sinh.
Hàng ngày mẹ em đi làm thuê cho một quán phở ở Thanh Xuân Nam, còn anh em Lài được giới thiệu đến lớp học tình thương để xóa mù chữ và lấy chút kiến thức. Vậy là, cứ buổi sáng, hai anh em dắt nhau đến trường còn buổi chiều thì mỗi đứa một rổ hàng rong gồm kẹo cao su, bật lửa… đi bán để phụ thêm cho mẹ.
Lài kể rằng, em hay bán rong ở Trung Hòa và khu bách hóa Thanh Xuân. Chăm chỉ mời khách, mỗi ngày em cũng mang về được cho mẹ 60 đến 70 nghìn đồng. Kết quả lao động của em cũng mang về được khoản thu nhập kha khá cho gia đình nhưng cũng vì sự bươn trải mưu sinh mà đã 11 tuổi nhưng Lài bé tí như đứa trẻ lên sáu, chỉ có gương mặt em là đanh lại và đen đúa, trông già hơn tuổi.
Ở một trường hợp khác của em Trần Tiến Vũ đến từ Làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội. Mang thân hình nục nịch tới 63 kg, đã 21 tuổi nhưng Vũ vẫn ngơ ngác với khuôn mặt của đứa trẻ lên ba.
Ngồi bên em là người mẹ Đỗ Thị Hạnh đã ngoài 60 tuổi với gương mặt hốc hác. Bà Hạnh rưng rưng khi kể về thằng con “có lớn mà không có khôn” này.
Bà Hạnh cho biết, trước kia bà đi B và bị nhiễm chất độc da cam, bởi vậy đứa con duy nhất của ông bà là Vũ cũng bị nhiễm chất độc này.
“Cháu chỉ biết trả lời những câu hỏi đơn giản như tên, tuổi, địa chỉ và con cái nhà ai. Đôi lúc cháu cũng biết biểu lộ cảm xúc như khóc khi nhắc đến người cha đã mất…” bà Hạnh nói.
Vũ ngây thơ như một đứa trẻ, chỉ nhìn cũng đủ đau xót. Mẹ em tâm sự, do hoàn cảnh khó khăn, chồng bà mất cách đây ba năm, một thân một mình ở miền quê Thiệu Hóa, Thanh Hóa, làm không đủ nuôi con, bà đành gửi đứa con trai bất hạnh này vào làng trẻ Hòa Bình. Một năm mẹ con chỉ hai lần gặp nhau vào dịp Tết và ngày Quốc Khánh. Vừa qua, Vũ bị sốt, bà ra thăm Vũ mới được ở bên con đúng dịp Trung thu.
Còn nữa những cảnh đời bất hạnh đã hội ngộ trong chương trình “Nhịp đập mùa thu.” Sự hiện diện của các em như nhắc nhở chúng ta cần phải lắng lại để nhìn sâu hơn, cận hơn và thực hơn về trẻ thơ nước nhà.
Thắp sáng ước mơ
Chị Đỗ Huyền Trang, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện trẻ, Trưởng ban tổ chức chương trình Trung thu này cho biết, trong những lần đi tình nguyện, tiếp xúc với các trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi khiến các anh chị em trong câu lạc bộ rất xúc động và thương xót.
Với tâm nguyện mang đến niềm vui và sự động viên cho các em, Câu lạc bộ tình nguyện trẻ đã quyết định tổ chức chương trình “Nhịp đập mùa thu” cho 100 thiếu nhi là trẻ em lang thang, khó khăn khu vực Đồng Xuân, Long Biên, Cầu Mới, trẻ gia đình chính sách khu vực Bạch Mai, trẻ khuyết tật làng Hòa Bình, Thanh Xuân và trẻ là con em hội viên Hội người mù Quận Thanh Xuân.
Chương trình đã mang đến cho các em những tiếng cười giòn giã, niềm hứng khởi và sự tin hơn vào cuộc sống.
Bằng những tiết mục văn nghệ do các tình nguyện viên của Câu lạc bộ tình nguyện trẻ tổ chức như múa lân, những bài hát về Trung thu, diễn kịch “Cô bé Lọ Lem,” cùng nhiều trò chơi thú vị, đặc biệt, phần biểu diễn hiphop của nhóm nhảy New Lever đã mang lại sự hứng khởi rất cao cho các em.
Qua những hoạt động thân thiện, “Nhịp đập mùa thu” đã giúp cho các em quên đi nỗi vất vả và sự thiệt thòi của bản thân để hòa mình vào thế giới thần tiên, thơ mộng.
Em Hoàng Đức, Thành Công, Hà Nội bị nhiễm chất độc da cam cũng là học sinh bán trú của Làng trẻ Hòa Bình say sưa vẽ bức tranh về ngôi nhà mơ ước của mình. Em hy vọng, em sẽ thành công trên con đường học tập để có một việc làm tốt và em sẽ xây tặng bố mẹ mình một ngôi nhà nhỏ dưới những hàng cây tươi mát.
Còn ước mơ của cậu bé Hoàng Long lại giản dị và thiết thực, nhìn các anh chị tình nguyện viên tận tình, sôi nổi, Long chỉ ước con đường học tập của mình không bị gián đoạn để một ngày không xa em được bước vào giảng đường đại học và sẽ là một tình nguyện viên nhiệt tình.
Còn với Lài, lần đầu tiên trong đời em được đón một Trung thu tươm tất và vui nhộn đến thế, Lài gửi đến chị Hằng một ước mơ giản dị mà sâu sắc: “Em ước cho bố không uống rượu và đánh mẹ con em nữa để cả nhà em được ở bên nhau và chúng em được về quê học tập.”/.
Từ tâm nguyện mang đến thật nhiều niềm vui và nguồn động viên khích lệ tới những trẻ em thiệt thòi trong cuộc sống, Câu lạc bộ tình nguyện trẻ của Hội thanh niên tình nguyện Hà Nội đã tổ chức chương trình Trung thu mang tên “Nhịp đập mùa thu” cho các trẻ em thiệt thòi đang sống ở Hà Nội.
Những mảnh đời bất hạnh
Gặp các em trong chương trình “Nhịp đập mùa thu,” phóng viên không khỏi xúc động, mỗi gương mặt hằn nên một cảnh đời hẩm hiu, đáng thương.
Đến từ Lớp học Tình thương Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, em Vũ Hoàng Long 11 tuổi gầy còm trong chiếc áo sơ mi trắng đã ố màu.
Long rụt rè khi tiếp xúc với chúng tôi, gặng hỏi em mới cho biết, bố mất lúc em còn trong bụng mẹ. Khi Long lên 4 tuổi thì mẹ đi lấy chồng, em phải sống nhờ ông bà ngoại đã cao tuổi, ở phố Bùi Xương Trạch. Do nhà ngoại nghèo khó, ông bà không đủ điều kiện cho em theo học trường tiểu học nên Long được gửi đến Lớp học Tình thương Hạ Đình.
Ý thức được cuộc sống thiệt thòi của bản thân, có những lúc Long cảm thấy chạnh lòng nhưng bằng tình thương của ông bà và các cô giáo đã động viên giúp em tự tin tiếp tục đi theo con đường học tập của mình.
Hoàn cảnh đáng thương khác của em Trần Thị Lài, học sinh Lớp học Tình thương Hạ Đình. Dù đã 11 tuổi nhưng năm nay Lài mới được học lớp một.
Lài quê ở Thanh Hóa, sống cùng bố mẹ và người anh trai hơn em hai tuổi. Cuộc sống của gia đình em ở xứ Thanh không mấy thuận lợi do bố em say sưa rượu chè, thường xuyên đánh đập mẹ con Lài. Vì không chịu được những trận đòn nên mẹ con Lài đã bỏ quê lên Hà Nội mưu sinh.
Hàng ngày mẹ em đi làm thuê cho một quán phở ở Thanh Xuân Nam, còn anh em Lài được giới thiệu đến lớp học tình thương để xóa mù chữ và lấy chút kiến thức. Vậy là, cứ buổi sáng, hai anh em dắt nhau đến trường còn buổi chiều thì mỗi đứa một rổ hàng rong gồm kẹo cao su, bật lửa… đi bán để phụ thêm cho mẹ.
Lài kể rằng, em hay bán rong ở Trung Hòa và khu bách hóa Thanh Xuân. Chăm chỉ mời khách, mỗi ngày em cũng mang về được cho mẹ 60 đến 70 nghìn đồng. Kết quả lao động của em cũng mang về được khoản thu nhập kha khá cho gia đình nhưng cũng vì sự bươn trải mưu sinh mà đã 11 tuổi nhưng Lài bé tí như đứa trẻ lên sáu, chỉ có gương mặt em là đanh lại và đen đúa, trông già hơn tuổi.
Ở một trường hợp khác của em Trần Tiến Vũ đến từ Làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội. Mang thân hình nục nịch tới 63 kg, đã 21 tuổi nhưng Vũ vẫn ngơ ngác với khuôn mặt của đứa trẻ lên ba.
Ngồi bên em là người mẹ Đỗ Thị Hạnh đã ngoài 60 tuổi với gương mặt hốc hác. Bà Hạnh rưng rưng khi kể về thằng con “có lớn mà không có khôn” này.
Bà Hạnh cho biết, trước kia bà đi B và bị nhiễm chất độc da cam, bởi vậy đứa con duy nhất của ông bà là Vũ cũng bị nhiễm chất độc này.
“Cháu chỉ biết trả lời những câu hỏi đơn giản như tên, tuổi, địa chỉ và con cái nhà ai. Đôi lúc cháu cũng biết biểu lộ cảm xúc như khóc khi nhắc đến người cha đã mất…” bà Hạnh nói.
Vũ ngây thơ như một đứa trẻ, chỉ nhìn cũng đủ đau xót. Mẹ em tâm sự, do hoàn cảnh khó khăn, chồng bà mất cách đây ba năm, một thân một mình ở miền quê Thiệu Hóa, Thanh Hóa, làm không đủ nuôi con, bà đành gửi đứa con trai bất hạnh này vào làng trẻ Hòa Bình. Một năm mẹ con chỉ hai lần gặp nhau vào dịp Tết và ngày Quốc Khánh. Vừa qua, Vũ bị sốt, bà ra thăm Vũ mới được ở bên con đúng dịp Trung thu.
Còn nữa những cảnh đời bất hạnh đã hội ngộ trong chương trình “Nhịp đập mùa thu.” Sự hiện diện của các em như nhắc nhở chúng ta cần phải lắng lại để nhìn sâu hơn, cận hơn và thực hơn về trẻ thơ nước nhà.
Thắp sáng ước mơ
Chị Đỗ Huyền Trang, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện trẻ, Trưởng ban tổ chức chương trình Trung thu này cho biết, trong những lần đi tình nguyện, tiếp xúc với các trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi khiến các anh chị em trong câu lạc bộ rất xúc động và thương xót.
Với tâm nguyện mang đến niềm vui và sự động viên cho các em, Câu lạc bộ tình nguyện trẻ đã quyết định tổ chức chương trình “Nhịp đập mùa thu” cho 100 thiếu nhi là trẻ em lang thang, khó khăn khu vực Đồng Xuân, Long Biên, Cầu Mới, trẻ gia đình chính sách khu vực Bạch Mai, trẻ khuyết tật làng Hòa Bình, Thanh Xuân và trẻ là con em hội viên Hội người mù Quận Thanh Xuân.
Chương trình đã mang đến cho các em những tiếng cười giòn giã, niềm hứng khởi và sự tin hơn vào cuộc sống.
Bằng những tiết mục văn nghệ do các tình nguyện viên của Câu lạc bộ tình nguyện trẻ tổ chức như múa lân, những bài hát về Trung thu, diễn kịch “Cô bé Lọ Lem,” cùng nhiều trò chơi thú vị, đặc biệt, phần biểu diễn hiphop của nhóm nhảy New Lever đã mang lại sự hứng khởi rất cao cho các em.
Qua những hoạt động thân thiện, “Nhịp đập mùa thu” đã giúp cho các em quên đi nỗi vất vả và sự thiệt thòi của bản thân để hòa mình vào thế giới thần tiên, thơ mộng.
Em Hoàng Đức, Thành Công, Hà Nội bị nhiễm chất độc da cam cũng là học sinh bán trú của Làng trẻ Hòa Bình say sưa vẽ bức tranh về ngôi nhà mơ ước của mình. Em hy vọng, em sẽ thành công trên con đường học tập để có một việc làm tốt và em sẽ xây tặng bố mẹ mình một ngôi nhà nhỏ dưới những hàng cây tươi mát.
Còn ước mơ của cậu bé Hoàng Long lại giản dị và thiết thực, nhìn các anh chị tình nguyện viên tận tình, sôi nổi, Long chỉ ước con đường học tập của mình không bị gián đoạn để một ngày không xa em được bước vào giảng đường đại học và sẽ là một tình nguyện viên nhiệt tình.
Còn với Lài, lần đầu tiên trong đời em được đón một Trung thu tươm tất và vui nhộn đến thế, Lài gửi đến chị Hằng một ước mơ giản dị mà sâu sắc: “Em ước cho bố không uống rượu và đánh mẹ con em nữa để cả nhà em được ở bên nhau và chúng em được về quê học tập.”/.
Thiên Linh (Vietnam+)