Chỉ số nộp thuế tăng 81 bậc
Báo cáo môi trường kinh doanh 2018 (Doing Business 2018) được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố năm 2017 đã ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong cải thiện thủ tục nộp thuế.
Chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam theo báo cáo xếp thứ 86/190 (tăng 81 bậc so với Doing Business 2017). Nếu so với các nước ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4, sau 3 nước là Singapore (xếp thứ 7), Thái Lan (xếp thứ 67) và Malaysia (xếp thứ 73).
Chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam theo báo cáo xếp thứ 86/190 (tăng 81 bậc so với Doing Business 2017). Nếu so với các nước ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4, sau 3 nước là Singapore (xếp thứ 7), Thái Lan (xếp thứ 67) và Malaysia (xếp thứ 73).
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam+)
Điểm danh hàng vạn người bán hàng online
Hồi tháng Sáu, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã lần đầu gọi tên những người kinh doanh trên Facebook lên làm việc. Đã có hàng vạn người được cơ quan chức năng thông báo.
Chưa có tổng kết của cơ quan chức năng về kết quả của đợt rà soát này nhưng mới đây, sự kiện một cá nhân kinh doanh mỹ phẩm đã bị truy thu hơn 9 tỷ đồng nhận được nhiều quan tâm. Người này đã kê khai thiếu hàng trăm tỷ đồng so với doanh thu thực tế.
Chưa có tổng kết của cơ quan chức năng về kết quả của đợt rà soát này nhưng mới đây, sự kiện một cá nhân kinh doanh mỹ phẩm đã bị truy thu hơn 9 tỷ đồng nhận được nhiều quan tâm. Người này đã kê khai thiếu hàng trăm tỷ đồng so với doanh thu thực tế.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Doãn Đức/Vietnam+)
Đề xuất tăng gấp đôi khung thuế bảo vệ môi trường với xăng.
Dự thảo Luật thuế bảo vệ môi trường đưa ra năm nay đã khiến dư luận xôn xao vì khung thuế với xăng, dầu được đề xuất tăng mạnh. Đặc biệt, riêng với mặt hàng xăng, mức thuế được đề nghị tăng từ 1.000-4.000 đồng/lít hiện tại lên 3.000-8.000 đồng/lít.
Tuy nhiên, sau đó, đề xuất này chưa tạo sự nhất trí của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính trong năm 2017 chưa tăng thuế, phí, lệ phí để tạo thuận lợi, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, sau đó, đề xuất này chưa tạo sự nhất trí của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính trong năm 2017 chưa tăng thuế, phí, lệ phí để tạo thuận lợi, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Dự tính tăng thuế giá trị gia tăng
Đây là một trong những vấn đề "gây sóng" nhất trong năm qua của ngành tài chính. Cụ thể, bộ này đã đề xuất nâng mức thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019.
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định việc tăng thuế giá trị gia tăng ít tác động tới người nghèo. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện từ giới chuyên gia và người dân lại có nhiều điểm không đồng thuận.
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định việc tăng thuế giá trị gia tăng ít tác động tới người nghèo. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện từ giới chuyên gia và người dân lại có nhiều điểm không đồng thuận.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Đề nghị lãnh đạo “nghỉ” xe công đưa đón
Trong năm 2017, Bộ Tài chính đã đề xuất bắt buộc các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương nhận khoán kinh phí xe công thay vì ôtô đưa đón đi làm. Việc khoán xe tương tự đã được lãnh đạo Bộ Tài chính đi đầu thực hiện từ năm 2016.
Việc khoán xe trên diện rộng theo Bộ Tài chính nên bắt buộc với các chức danh có hệ số phụ cấp từ 1,25 đến thứ trưởng và tương đương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Việc khoán xe trên diện rộng theo Bộ Tài chính nên bắt buộc với các chức danh có hệ số phụ cấp từ 1,25 đến thứ trưởng và tương đương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Hải quan ghi nhận mốc xuất nhập khẩu kỷ lục 400 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2017 đã chinh phục mốc 400 tỷ USD (hơn 9 triệu tỷ đồng).
Thời điểm năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mới đạt 100 tỷ USD thì 4 năm sau đó, năm 2011, con số này đã lên 200 tỷ USD. 300 tỷ USD là con số Việt Nam đã đạt được năm 2015, tức là 4 năm sau khi đạt mốc 200 tỷ USD. Tuy nhiên, để vươn từ 300 tỷ USD lên 400 tỷ USD, Việt Nam chỉ mất 2 năm, từ năm 2015 đến năm 2017. Như vậy, sau 10 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần.
Thời điểm năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mới đạt 100 tỷ USD thì 4 năm sau đó, năm 2011, con số này đã lên 200 tỷ USD. 300 tỷ USD là con số Việt Nam đã đạt được năm 2015, tức là 4 năm sau khi đạt mốc 200 tỷ USD. Tuy nhiên, để vươn từ 300 tỷ USD lên 400 tỷ USD, Việt Nam chỉ mất 2 năm, từ năm 2015 đến năm 2017. Như vậy, sau 10 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
(Vietnam+)