Do nắng hạn kéo dài, nhiều vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau mất trắng vì thiếu nước, nặng nhất là huyện Đầm Dơi và Cái Nước. Đây là hai huyện có diện tích nuôi tôm lớn nhất tỉnh với trên 100.000 ha.
Nông dân ở đây cho biết, năm nay mùa khô đến sớm, nắng nóng gay gắt nên nước của các ao đầm nuôi tôm bị cạn sớm hơn so với những năm trước.
Trước thực trạng này, người nuôi tôm hoặc là tạm dừng thả tôm, hoặc là thả nuôi nhưng chấp nhận rủi ro. Nhiều nông dân đã bơm nước từ sông đưa vào ruộng, sau đó thả tôm giống ngay.
Tuy nhiên, theo các kỹ sư nuôi trồng thủy sản thì đây là cách làm mạo hiểm vì như vậy nước đã bị ô nhiễm, thả nuôi tôm sẽ không hiệu quả.
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi tôm lên tới 290.000 ha, nhưng chỉ có 5.000 ha nuôi công nghiệp, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến, tất cả đều phụ thuộc thời tiết. Khi mùa mưa thì ao đầm bị chìm, mùa khô thì thiếu nước, người nuôi tôm luôn bị động.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng trăm hộ dân thả tôm nuôi trái vụ đầu năm 2013 đều thiệt hại. Dự báo năm 2013, nghề nuôi tôm sẽ gặp nhiều khó khăn./.
Nông dân ở đây cho biết, năm nay mùa khô đến sớm, nắng nóng gay gắt nên nước của các ao đầm nuôi tôm bị cạn sớm hơn so với những năm trước.
Trước thực trạng này, người nuôi tôm hoặc là tạm dừng thả tôm, hoặc là thả nuôi nhưng chấp nhận rủi ro. Nhiều nông dân đã bơm nước từ sông đưa vào ruộng, sau đó thả tôm giống ngay.
Tuy nhiên, theo các kỹ sư nuôi trồng thủy sản thì đây là cách làm mạo hiểm vì như vậy nước đã bị ô nhiễm, thả nuôi tôm sẽ không hiệu quả.
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi tôm lên tới 290.000 ha, nhưng chỉ có 5.000 ha nuôi công nghiệp, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến, tất cả đều phụ thuộc thời tiết. Khi mùa mưa thì ao đầm bị chìm, mùa khô thì thiếu nước, người nuôi tôm luôn bị động.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng trăm hộ dân thả tôm nuôi trái vụ đầu năm 2013 đều thiệt hại. Dự báo năm 2013, nghề nuôi tôm sẽ gặp nhiều khó khăn./.
Trần Thành Nên (TTXVN)