Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông báo về điểm sàn, nhiều trường đại học đã thông báo điểm trúng tuyển cũng như thông báo tuyển thêm để đảm bảo đủ chỉ tiêu xét tuyển cũng như chất lượng đầu vào.
Năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo giao các trường tự chủ việc xét tuyển. Do vậy, không có xét tuyển nguyện vọng 2,3 nữa. Việc xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn trước. Đổi mới này nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trong những năm trước thí sinh điểm cao không tìm được chỗ học trong khi nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu.
Có nhiều trường thông báo tuyển thêm với số lượng chỉ tiêu rất lớn như Đại học Nguyễn Trãi thông báo xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính qui với tổng chỉ tiêu là 1.100. Điểm xét tuyển vào các ngành từ 13 điểm trở lên đối với đại học và từ 10 điểm trở lên đối với hệ cao đẳng.
Đại học Mỏ Địa chất cũng thông báo dành hàng trăm chỉ tiêu để tuyển nguyện vọng bổ sung với điểm trúng tuyển không cao hơn so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1.
Điểm chuẩn Học viện Kỹ thuật mật mã năm 2012 là 15 điểm cho cả thí sinh dự thi phía Bắc và phía Nam. Với điểm chuẩn này, trường sẽ dành 221 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung, trong đó 126 chỉ tiêu xét tuyển phía Bắc và 95 chỉ tiêu xét tuyển phía Nam. Thí sinh dự thi khối A kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 đạt từ 15 điểm trở lên, không có điểm liệt sẽ đủ điều kiện xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào học viện.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng thông báo dành 150 chỉ tiêu để xét tuyển nguyện vọng bổ sung, trong đó nhiều nhất là ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học tuyển thêm 25 chỉ tiêu khối C, 10 chỉ tiêu khối D; ngành Khoa học quản lý nhà nước tuyển thêm 20 chỉ tiêu khối C, 10 chỉ tiêu khối D. Điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung cao hơn so với điểm trúng tuyển ban đầu khoảng 1,5 tới 2 điểm.
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã thông báo chính thức điểm chuẩn vào từng chuyên ngành và chỉ tiêu cho nguyện vọng bổ sung. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn dành 187 chỉ tiêu, Đại học Giáo dục dành 40 chỉ tiêu để xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Đặc biệt, điểm sàn tuyển sinh nguyện vọng bổ sung của hai trường này không cao hơn so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1./.
Năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo giao các trường tự chủ việc xét tuyển. Do vậy, không có xét tuyển nguyện vọng 2,3 nữa. Việc xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn trước. Đổi mới này nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trong những năm trước thí sinh điểm cao không tìm được chỗ học trong khi nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu.
Có nhiều trường thông báo tuyển thêm với số lượng chỉ tiêu rất lớn như Đại học Nguyễn Trãi thông báo xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính qui với tổng chỉ tiêu là 1.100. Điểm xét tuyển vào các ngành từ 13 điểm trở lên đối với đại học và từ 10 điểm trở lên đối với hệ cao đẳng.
Đại học Mỏ Địa chất cũng thông báo dành hàng trăm chỉ tiêu để tuyển nguyện vọng bổ sung với điểm trúng tuyển không cao hơn so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1.
Điểm chuẩn Học viện Kỹ thuật mật mã năm 2012 là 15 điểm cho cả thí sinh dự thi phía Bắc và phía Nam. Với điểm chuẩn này, trường sẽ dành 221 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung, trong đó 126 chỉ tiêu xét tuyển phía Bắc và 95 chỉ tiêu xét tuyển phía Nam. Thí sinh dự thi khối A kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 đạt từ 15 điểm trở lên, không có điểm liệt sẽ đủ điều kiện xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào học viện.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng thông báo dành 150 chỉ tiêu để xét tuyển nguyện vọng bổ sung, trong đó nhiều nhất là ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học tuyển thêm 25 chỉ tiêu khối C, 10 chỉ tiêu khối D; ngành Khoa học quản lý nhà nước tuyển thêm 20 chỉ tiêu khối C, 10 chỉ tiêu khối D. Điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung cao hơn so với điểm trúng tuyển ban đầu khoảng 1,5 tới 2 điểm.
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã thông báo chính thức điểm chuẩn vào từng chuyên ngành và chỉ tiêu cho nguyện vọng bổ sung. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn dành 187 chỉ tiêu, Đại học Giáo dục dành 40 chỉ tiêu để xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Đặc biệt, điểm sàn tuyển sinh nguyện vọng bổ sung của hai trường này không cao hơn so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1./.
N. Anh (TTXVN)