Mùa tuyển sinh đại học năm 2012 đã bắt đầu khởi động khi hàng loạt trường đại học, cao đẳng công bố chỉ tiêu. Đây là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định buông chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường tự quyết đồng thời giảm chỉ tiêu tuyển sinh hệ ngoài công lập. Ghi nhận ban đầu cho thấy, có sự phân biệt khá rõ giữa các nhóm trường. Trong khi các trường công thuộc nhóm đầu giữ nguyên chỉ tiêu thì các trường công thuộc nhóm giữa tăng, còn trường tư lại giảm. Nhóm đầu không… "bon chen" Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết,năm nay chỉ tiêu của trường giữ ổn định như năm trước với 5.200 em ở bậc đại học và 800 em ở hệ cao đẳng. Trường không mở thêm ngành mới mà chỉ chuẩn hóa tên ngành hơn cho đúng với yêu cầu về mã ngành của Bộ. Tương tự, ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương, cũng cho biết,trường sẽ không tăng chỉ tiêu trong năm 2012 mà vẫn giữ nguyên ở ngưỡng như các năm, khoảng 3.500 chỉ tiêu. Vị Hiệu trưởng này cũng khẳng định, không chỉ năm nay mà các năm tiếp theo, trường cũng không có ý định tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Theo ông Châu, không chỉ Đại học Ngoại thương mà các trường có uy tín nói chung đều phải coi trọng chất lượng đào tạo nên dù Bộ có cho các trường tự quyết, họ cũng phải lượng trên sức mình. Nếu tuyển sinh vượt quá năng lực, chất lượng đào tạo giảm, thương hiệu của trường sẽ bị giảm sút. Đây cũng là chia sẻ của ông Vũ Quang Thọ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Đoàn. Ông Thọ cho biết tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay khoảng 2.000 sinh viên chính quy, tương đương năm 2011. “Số thí sinh đăng ký vào trường tăng lên theo từng năm. Năm 2011 có khoảng 18.000 hồ sơ nhưng chúng tôi vẫn chỉ tuyển 2.000 em, đúng theo năng lực đào tạo của trường,” ông Thọ chia sẻ. Trường tốp giữa tăng nhẹ
Trong khi các trường đại học thuộc tốp trên giữ nguyên chỉ tiêu thì các trường công lập thuộc tốp giữa lại cho biết sẽ tăng thêm số lượng tuyển. Tuy nhiên, mức tăng không nhiều, giao động trong khoảng từ 50 đến 300 sinh viên. Đại học Mỏ Địa chất có lẽ là một trong những trường dự kiến tăng nhiều nhất. Theo ông Trưởng phòng Đào tạo Lê Trọng Thắng, số chỉ tiêu năm 2012 dự kiến sẽ là 3.500 sinh viên, tăng 300 em so với năm 2011. “Việc tăng chỉ tiêu được cân nhắc dựa trên năng lực của trường nên chúng tôi vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo,” ông Thắng nói. Đại học Khoa học Tự nhiên, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có mức tăng thấp hơn, khoảng 200 chỉ tiêu, từ 1.310 sinh năm 2011 lên 1.510 em năm 2012. Đây cũng là mức tăng của các Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện cho biết năm nay, trường sẽ tuyển thêm khoảng 150 em, nâng mức tổng chỉ tiêu tuyển sinh từ 2.800 năm 2011 lên 2.950 em năm 2012. Các trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh tăng ít hơn, chỉ khoảng 50 sinh viên, so với năm 2011. Trường tư giảm nhiệt Trong khi các trường công có xu hướng tăng thì các trường dân lập lại giảm chỉ tiêu. Năm nay là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo “buông” chỉ tiêu cho các trường tự quyết, nhưng lãnh đạo các đại học dân lập đều tỏ ra chẳng mấy mặn mà. “Khi Bộ giao quyền tự chủ chỉ tiêu, nhiều người nghĩ trường dân lập sẽ tự nâng số lượng lên, nhưng chúng tôi đâu có nguồn tuyển,” ông Lê Công Huỳnh, Hiệu trưởng Đại học Thành Tây buồn bã nói. Năm 2011, sau cả ba đợt tuyển, Đại học Thành Tây cũng chỉ "gom" được vài trăm sinh viên trong khi chỉ tiêu được giao lên đến cả nghìn em. Đây cũng là tình trạng chung của các trường ngoài công lập. Vì thế, không khó hiểu khi mùa thi năm nay, các trường đều đồng loạt giảm chỉ tiêu. Đại học Thành Tây giảm khoảng 200 chỉ tiêu. Đại học Chu Văn An dự kiến sẽ giảm đến 400 chỉ tiêu, từ 1.400 sinh viên xuống còn 1.000 em. Tại Đại học Hà Hoa Tiên, Trưởng phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Đỗ Ngọc Thắng cho biết vẫn giữ nguyên mức chỉ tiêu như năm 2011 là 600 em, nhưng ông cũng không ngần ngại chia sẻ: “Tuyển được 400 em đã là kỳ vọng.” Năm 2010, trường chỉ có 38 sinh viên vào học. Năm 2011 được coi là có sự tiến bộ vượt bậc khi số sinh viên vào trường lên 120 em. Với đà tăng này, con số 400 như mong đợi của ông Thắng có lẽ cũng khó có thể đạt được./.
Trong khi các trường đại học thuộc tốp trên giữ nguyên chỉ tiêu thì các trường công lập thuộc tốp giữa lại cho biết sẽ tăng thêm số lượng tuyển. Tuy nhiên, mức tăng không nhiều, giao động trong khoảng từ 50 đến 300 sinh viên. Đại học Mỏ Địa chất có lẽ là một trong những trường dự kiến tăng nhiều nhất. Theo ông Trưởng phòng Đào tạo Lê Trọng Thắng, số chỉ tiêu năm 2012 dự kiến sẽ là 3.500 sinh viên, tăng 300 em so với năm 2011. “Việc tăng chỉ tiêu được cân nhắc dựa trên năng lực của trường nên chúng tôi vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo,” ông Thắng nói. Đại học Khoa học Tự nhiên, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có mức tăng thấp hơn, khoảng 200 chỉ tiêu, từ 1.310 sinh năm 2011 lên 1.510 em năm 2012. Đây cũng là mức tăng của các Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện cho biết năm nay, trường sẽ tuyển thêm khoảng 150 em, nâng mức tổng chỉ tiêu tuyển sinh từ 2.800 năm 2011 lên 2.950 em năm 2012. Các trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh tăng ít hơn, chỉ khoảng 50 sinh viên, so với năm 2011. Trường tư giảm nhiệt Trong khi các trường công có xu hướng tăng thì các trường dân lập lại giảm chỉ tiêu. Năm nay là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo “buông” chỉ tiêu cho các trường tự quyết, nhưng lãnh đạo các đại học dân lập đều tỏ ra chẳng mấy mặn mà. “Khi Bộ giao quyền tự chủ chỉ tiêu, nhiều người nghĩ trường dân lập sẽ tự nâng số lượng lên, nhưng chúng tôi đâu có nguồn tuyển,” ông Lê Công Huỳnh, Hiệu trưởng Đại học Thành Tây buồn bã nói. Năm 2011, sau cả ba đợt tuyển, Đại học Thành Tây cũng chỉ "gom" được vài trăm sinh viên trong khi chỉ tiêu được giao lên đến cả nghìn em. Đây cũng là tình trạng chung của các trường ngoài công lập. Vì thế, không khó hiểu khi mùa thi năm nay, các trường đều đồng loạt giảm chỉ tiêu. Đại học Thành Tây giảm khoảng 200 chỉ tiêu. Đại học Chu Văn An dự kiến sẽ giảm đến 400 chỉ tiêu, từ 1.400 sinh viên xuống còn 1.000 em. Tại Đại học Hà Hoa Tiên, Trưởng phòng Đào tạo và Công tác sinh viên Đỗ Ngọc Thắng cho biết vẫn giữ nguyên mức chỉ tiêu như năm 2011 là 600 em, nhưng ông cũng không ngần ngại chia sẻ: “Tuyển được 400 em đã là kỳ vọng.” Năm 2010, trường chỉ có 38 sinh viên vào học. Năm 2011 được coi là có sự tiến bộ vượt bậc khi số sinh viên vào trường lên 120 em. Với đà tăng này, con số 400 như mong đợi của ông Thắng có lẽ cũng khó có thể đạt được./.
Mới 50% số trường gửi đăng ký chỉ tiêu về Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 31/1/2012 là hạn chót để các trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh với Bộ. Tuy nhiên, theo ông Đàm Hiếu Thắng, Trưởng phòng Kế hoạch Đào tạo, Vụ Kế hoạch và Tài chính của Bộ, nơi tiếp nhận đăng ký chỉ tiêu của các trường, hiện mới có 50% số trường đăng ký. Cũng theo ông Thắng, về cơ bản, số chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đăng ký năm nay tương đương năm trước.
|
Phạm Mai (Vietnam+)