Tại cuộc gặp với ông Jerry Sanders, thị trưởng thành phố San Diego ở miền nam bang California, Mỹ, Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nói rằng nhiều thành phố của Việt Nam sẵn sàng trở thành thành phố kết nghĩa với San Diego trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ nói chung giữa Việt Nam và Mỹ, cũng như quan hệ giữa các địa phương của hai quốc gia.
Ngài thị trưởng Jerry Sanders tỏ ra đặc biệt quan tâm đến ý tưởng về "thành phố kết nghĩa" và hứa sẽ cùng các nhân viên của ông thúc đẩy ý tưởng này. Ông khẳng định San Diego sẵn sàng thực hiện các chương trình hợp tác với các đối tác Việt Nam.
Thể hiện sự cởi mở và sẵn sàng hợp tác, ông Sanders đã trao cho đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng biểu tượng của chiếc chìa khóa vàng. "Với chìa khóa này, ngài có thể đến bất cứ đâu ở San Diego," Thị trưởng Sanders nói.
Ngoài cuộc gặp với thị trưởng thành phố, trong hai ngày 28/2 và 1/3, đại sứ Lê Công Phụng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với giới doanh nghiệp và các trường đại học của San Diego, kêu gọi đầu tư và hợp tác giáo dục với Việt Nam.
Nói chuyện với các doanh nghiệp của thành phố, đại sứ Lê Công Phụng đã giới thiệu về môi trường đầu tư của Việt Nam và hiện trạng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam.
Ông cho biết Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong năm qua xuất khẩu của Việt Nam đến Mỹ tăng 19%, trong khi xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam cũng đang tăng với với tỷ lệ 23%. Hiện có khoảng 1.500 dự án của các doanh nghiệp Mỹ đang thực hiện tại Việt Nam.
Các doanh nhân Mỹ, trong đó có nhiều người Mỹ gốc Việt, đã thể hiện sự quan tâm đến thị trường Việt Nam, những cập nhật về tình hình kinh tế và chính sách của chính phủ đối với các doanh nghiệp nước ngoài, những khó khăn có thể gặp phải khi đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi, những nỗ lực của chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn thành công, Đại sứ Lê Công Phụng cũng thừa nhận những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong phát triển kinh tế nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng, trong đó có sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, tình trạng thiếu điện.
"Việt Nam đã và đang cố gắng giải quyết tình trạng thiếu điện. Chúng tôi đã làm việc với các đối tác Mỹ, Nhật, Pháp, Nga về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 8 nhà máy điện hạt xây được xây dựng," Đại sứ nói.
Về khả năng thành công trong kinh doanh tại Việt Nam, ông khuyên các doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng thị trường và chỉ đầu tư khi đảm bảo có lợi, không nên mạo hiểm đầu tư khi rủi ro quá cao hoặc còn thiếu thông tin.
Gặp gỡ các trường đại học của thành phố, nói chuyện với các giáo sư và nhà nghiên cứu, trong đó có nhiều chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á, Đại sứ Lê Công Phụng kêu gọi sự hợp tác hơn nữa về giáo dục giữa các trường đại học hai nước.
Ông cho biết việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng của Việt Nam không theo kịp được với sự phát triển kinh tế và nhu cầu hội nhập, trong khi mục tiêu mà chính phủ đề ra là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo lên cấp độ khu vực.
Do vậy, theo đại sứ, việc gửi sinh viên ra nước ngoài đào tạo tiến sĩ, giáo sư là hết sức cần thiết cho mục tiêu nói trên. Ông cho biết chính phủ Việt Nam có kế hoạch đến năm 2020 phải đào tạo 2.500 tiến sĩ, giáo sư ở nước ngoài. Ông cho rằng Mỹ là một trong những nơi tốt nhất để thực hiện điều này. Ngoài ra, cả hai nước đều đang cố gắng để có được một hệ thống các trường đại học Mỹ ở Việt Nam.
San Diego là nơi có nhiều trường đại học lớn và danh tiếng, như trường UCSD (University of California in San Diego ), đại học SDSU (San Diego State University). Nhiều sinh viên Việt Nam đang theo học các chương trình từ cử nhân tới tiến sĩ tại các trường này.
Sau cuộc tiếp xúc với các sinh viên từ Việt Nam và sinh viên Mỹ gốc Việt, đại sứ Lê Công Phụng nói rằng ông rất ấn tượng và cảm động về tấm lòng của các sinh viên trước các vấn đề của đất nước, về những câu hỏi mà họ đặt ra, kể cả những vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ.
Với số dân khoảng 1,3 triệu người và diện tích trên 960km2, San Diego là thành phố lớn thứ năm ở Mỹ và là thành phố giàu có thứ 33 trên thế giới. Hiện có khoảng 20 nghìn người Việt Nam sinh sống tại đây.
Các ngành nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, công nghệ sinh học và du lịch đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế của thành phố. San Diego còn nổi tiếng với căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ nằm bên bờ Thái Bình Dương./.
Ngài thị trưởng Jerry Sanders tỏ ra đặc biệt quan tâm đến ý tưởng về "thành phố kết nghĩa" và hứa sẽ cùng các nhân viên của ông thúc đẩy ý tưởng này. Ông khẳng định San Diego sẵn sàng thực hiện các chương trình hợp tác với các đối tác Việt Nam.
Thể hiện sự cởi mở và sẵn sàng hợp tác, ông Sanders đã trao cho đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng biểu tượng của chiếc chìa khóa vàng. "Với chìa khóa này, ngài có thể đến bất cứ đâu ở San Diego," Thị trưởng Sanders nói.
Ngoài cuộc gặp với thị trưởng thành phố, trong hai ngày 28/2 và 1/3, đại sứ Lê Công Phụng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với giới doanh nghiệp và các trường đại học của San Diego, kêu gọi đầu tư và hợp tác giáo dục với Việt Nam.
Nói chuyện với các doanh nghiệp của thành phố, đại sứ Lê Công Phụng đã giới thiệu về môi trường đầu tư của Việt Nam và hiện trạng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam.
Ông cho biết Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong năm qua xuất khẩu của Việt Nam đến Mỹ tăng 19%, trong khi xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam cũng đang tăng với với tỷ lệ 23%. Hiện có khoảng 1.500 dự án của các doanh nghiệp Mỹ đang thực hiện tại Việt Nam.
Các doanh nhân Mỹ, trong đó có nhiều người Mỹ gốc Việt, đã thể hiện sự quan tâm đến thị trường Việt Nam, những cập nhật về tình hình kinh tế và chính sách của chính phủ đối với các doanh nghiệp nước ngoài, những khó khăn có thể gặp phải khi đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi, những nỗ lực của chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn thành công, Đại sứ Lê Công Phụng cũng thừa nhận những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong phát triển kinh tế nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng, trong đó có sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, tình trạng thiếu điện.
"Việt Nam đã và đang cố gắng giải quyết tình trạng thiếu điện. Chúng tôi đã làm việc với các đối tác Mỹ, Nhật, Pháp, Nga về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 8 nhà máy điện hạt xây được xây dựng," Đại sứ nói.
Về khả năng thành công trong kinh doanh tại Việt Nam, ông khuyên các doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng thị trường và chỉ đầu tư khi đảm bảo có lợi, không nên mạo hiểm đầu tư khi rủi ro quá cao hoặc còn thiếu thông tin.
Gặp gỡ các trường đại học của thành phố, nói chuyện với các giáo sư và nhà nghiên cứu, trong đó có nhiều chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á, Đại sứ Lê Công Phụng kêu gọi sự hợp tác hơn nữa về giáo dục giữa các trường đại học hai nước.
Ông cho biết việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng của Việt Nam không theo kịp được với sự phát triển kinh tế và nhu cầu hội nhập, trong khi mục tiêu mà chính phủ đề ra là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo lên cấp độ khu vực.
Do vậy, theo đại sứ, việc gửi sinh viên ra nước ngoài đào tạo tiến sĩ, giáo sư là hết sức cần thiết cho mục tiêu nói trên. Ông cho biết chính phủ Việt Nam có kế hoạch đến năm 2020 phải đào tạo 2.500 tiến sĩ, giáo sư ở nước ngoài. Ông cho rằng Mỹ là một trong những nơi tốt nhất để thực hiện điều này. Ngoài ra, cả hai nước đều đang cố gắng để có được một hệ thống các trường đại học Mỹ ở Việt Nam.
San Diego là nơi có nhiều trường đại học lớn và danh tiếng, như trường UCSD (University of California in San Diego ), đại học SDSU (San Diego State University). Nhiều sinh viên Việt Nam đang theo học các chương trình từ cử nhân tới tiến sĩ tại các trường này.
Sau cuộc tiếp xúc với các sinh viên từ Việt Nam và sinh viên Mỹ gốc Việt, đại sứ Lê Công Phụng nói rằng ông rất ấn tượng và cảm động về tấm lòng của các sinh viên trước các vấn đề của đất nước, về những câu hỏi mà họ đặt ra, kể cả những vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ.
Với số dân khoảng 1,3 triệu người và diện tích trên 960km2, San Diego là thành phố lớn thứ năm ở Mỹ và là thành phố giàu có thứ 33 trên thế giới. Hiện có khoảng 20 nghìn người Việt Nam sinh sống tại đây.
Các ngành nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, công nghệ sinh học và du lịch đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế của thành phố. San Diego còn nổi tiếng với căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ nằm bên bờ Thái Bình Dương./.
Đỗ Thúy (Vietnam+)