Đúng như dự đoán, ứng cử viên của Đảng Lao động (PT) cầm quyền Dilma Rousseff đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil vòng hai và trở thành nữ nguyên thủ đầu tiên của quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này.
Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử cũng như trong bài diễn văn tuyên bố thắng lợi vừa qua, từ khóa mà nữ tổng thống vừa đắc cử của Brazil thường sử dụng là “tiếp nối” chiến lược phát triển quốc gia mà đương kim Tổng thống Lula da Silva đã khởi xướng.
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới chiến thắng của bà Rousseff, song có thể nói việc “tiếp nối” thành công con đường của Tổng thống Lula - người ở thời điểm mãn nhiệm vẫn có chỉ số ủng hộ cao kỷ lục 80% - sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhà kinh tế học 62 tuổi này.
Chính sách của chính phủ hiện tại nhấn mạnh vấn đề tăng cường vai trò của Nhà nước trong hoạt động kinh tế thông qua việc củng cố các doanh nghiệp lớn, ngân hàng nhà nước và kiểm soát tiền tệ, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội với các chương trình trợ cấp lương thực, y tế, giáo dục và nhà ở cho người nghèo ở phạm vi toàn quốc, từng giúp hơn 30 triệu người Brazil đứng vào hàng ngũ trung lưu chỉ trong vòng 8 năm qua.
Bà Rousseff cam kết trên nền tảng đã đạt được, chính quyền mới sẽ chú trọng hơn tới các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm các trọng tâm cụ thể như cải cách bộ máy và thủ tục hành chính, tăng mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, phổ cập hóa dịch vụ y tế và vệ sinh, tiếp tục chương trình xây nhà cho người nghèo, đồng thời cải thiện hệ thống giao thông và tình trạng an ninh đô thị để chuẩn bị cho các sự kiện thể thao lớn là Word Cup 2014 và Đại hội thể thao Olympic 2016.
Nhiều nhà quan sát nhận định một trong những khó khăn của tân tổng thống Brazil là bà chưa thực sự có tầm ảnh hưởng trên chính trường cũng như trong nội bộ đảng cầm quyền như người tiền nhiệm. Trong suốt thời gian qua, bà Rousseff luôn đóng vai trò nhà kỹ trị và cũng chỉ mới gia nhập PT được gần 10 năm. Trong khi đó, ông Lula là chính trị gia hàng đầu và là nhà lãnh đạo có uy tín nhất của PT nhiều năm trước khi đắc cử tổng thống.
Bên cạnh đó, những khó khăn về xuất khẩu và tiền tệ cũng là những thách thức mà bà Rousseff phải đối mặt. Bà sẽ phải giúp Brazil vượt qua những khó khăn lớn về kinh tế. Mặc dù nền kinh tế Brazil đang bùng nổ, dự kiến tăng trưởng hơn 7% trong năm 2010, song đồng nội tệ (real) đã tăng giá quá cao so với đồng USD khiến ngành xuất khẩu, vốn đóng vai trò quan trọng đối với quốc gia này, bắt đầu bị ảnh hưởng tiêu cực.
Thế nhưng, đổi lại, nữ nguyên thủ đầu tiên của Brazil lại nổi tiếng là người quyết đoán. Giới truyền thông Brazil đã đặt cho bà biệt danh "người đàn bà thép" giống như cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
Hơn thế nữa, bà còn là một nhà kinh tế chuyên nghiệp và rất tường tận hoạt động của bộ máy nhà nước hiện tại. Bà còn được kế thừa một nền tảng vững mạnh về tài chính (dự trữ ngoại tệ ở mức 275 tỷ USD) và lực lượng sản xuất (với các công ty quốc doanh ngày càng vững mạnh, điển hình là công ty dầu khí Petrobrás - doanh nghiệp có giá trị thị trường lớn thứ 2 thế giới). Liên minh cầm quyền trong tương lai sẽ nắm đa số ghế tại lưỡng viện và đây là yếu tố then chốt giúp các chính sách của chính quyền được thông qua một cách thuận lợi.
Tổng thống đắc cử Rousseff nhiều khả năng sẽ tiếp tục các đường lối đối ngoại cơ bản của chính quyền Lula để giữ hình ảnh “một cường quốc hòa bình và đa dạng sinh thái”, với việc đi đầu trong các mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tích cực kêu gọi cải tổ các thể chế toàn cầu theo hướng hiệu quả hơn, phát huy hơn nữa vai trò trung gian hòa giải quốc tế, kể cả trong các vấn đề gai góc như phát triển năng lượng hạt nhân.
Hiện vẫn chưa rõ bà Rousseff sẽ lãnh đạo đất nước như thế nào, nhưng chắc chắn bà sẽ phải nỗ lực hết sức để vượt qua chiếc bóng của người tiền nhiệm.
Việc giải quyết được các vấn đề còn nan giải của đất nước để mang lại sự thịnh vượng hơn cho người dân Brazil và nâng cao vị thế của quốc gia Nam Mỹ này trên trường quốc tế là những thách thức lớn đang chờ đợi bà Rousseff ở phía trước. Nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng không có nghĩa là không làm được./.
Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử cũng như trong bài diễn văn tuyên bố thắng lợi vừa qua, từ khóa mà nữ tổng thống vừa đắc cử của Brazil thường sử dụng là “tiếp nối” chiến lược phát triển quốc gia mà đương kim Tổng thống Lula da Silva đã khởi xướng.
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới chiến thắng của bà Rousseff, song có thể nói việc “tiếp nối” thành công con đường của Tổng thống Lula - người ở thời điểm mãn nhiệm vẫn có chỉ số ủng hộ cao kỷ lục 80% - sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhà kinh tế học 62 tuổi này.
Chính sách của chính phủ hiện tại nhấn mạnh vấn đề tăng cường vai trò của Nhà nước trong hoạt động kinh tế thông qua việc củng cố các doanh nghiệp lớn, ngân hàng nhà nước và kiểm soát tiền tệ, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội với các chương trình trợ cấp lương thực, y tế, giáo dục và nhà ở cho người nghèo ở phạm vi toàn quốc, từng giúp hơn 30 triệu người Brazil đứng vào hàng ngũ trung lưu chỉ trong vòng 8 năm qua.
Bà Rousseff cam kết trên nền tảng đã đạt được, chính quyền mới sẽ chú trọng hơn tới các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm các trọng tâm cụ thể như cải cách bộ máy và thủ tục hành chính, tăng mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, phổ cập hóa dịch vụ y tế và vệ sinh, tiếp tục chương trình xây nhà cho người nghèo, đồng thời cải thiện hệ thống giao thông và tình trạng an ninh đô thị để chuẩn bị cho các sự kiện thể thao lớn là Word Cup 2014 và Đại hội thể thao Olympic 2016.
Nhiều nhà quan sát nhận định một trong những khó khăn của tân tổng thống Brazil là bà chưa thực sự có tầm ảnh hưởng trên chính trường cũng như trong nội bộ đảng cầm quyền như người tiền nhiệm. Trong suốt thời gian qua, bà Rousseff luôn đóng vai trò nhà kỹ trị và cũng chỉ mới gia nhập PT được gần 10 năm. Trong khi đó, ông Lula là chính trị gia hàng đầu và là nhà lãnh đạo có uy tín nhất của PT nhiều năm trước khi đắc cử tổng thống.
Bên cạnh đó, những khó khăn về xuất khẩu và tiền tệ cũng là những thách thức mà bà Rousseff phải đối mặt. Bà sẽ phải giúp Brazil vượt qua những khó khăn lớn về kinh tế. Mặc dù nền kinh tế Brazil đang bùng nổ, dự kiến tăng trưởng hơn 7% trong năm 2010, song đồng nội tệ (real) đã tăng giá quá cao so với đồng USD khiến ngành xuất khẩu, vốn đóng vai trò quan trọng đối với quốc gia này, bắt đầu bị ảnh hưởng tiêu cực.
Thế nhưng, đổi lại, nữ nguyên thủ đầu tiên của Brazil lại nổi tiếng là người quyết đoán. Giới truyền thông Brazil đã đặt cho bà biệt danh "người đàn bà thép" giống như cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
Hơn thế nữa, bà còn là một nhà kinh tế chuyên nghiệp và rất tường tận hoạt động của bộ máy nhà nước hiện tại. Bà còn được kế thừa một nền tảng vững mạnh về tài chính (dự trữ ngoại tệ ở mức 275 tỷ USD) và lực lượng sản xuất (với các công ty quốc doanh ngày càng vững mạnh, điển hình là công ty dầu khí Petrobrás - doanh nghiệp có giá trị thị trường lớn thứ 2 thế giới). Liên minh cầm quyền trong tương lai sẽ nắm đa số ghế tại lưỡng viện và đây là yếu tố then chốt giúp các chính sách của chính quyền được thông qua một cách thuận lợi.
Tổng thống đắc cử Rousseff nhiều khả năng sẽ tiếp tục các đường lối đối ngoại cơ bản của chính quyền Lula để giữ hình ảnh “một cường quốc hòa bình và đa dạng sinh thái”, với việc đi đầu trong các mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tích cực kêu gọi cải tổ các thể chế toàn cầu theo hướng hiệu quả hơn, phát huy hơn nữa vai trò trung gian hòa giải quốc tế, kể cả trong các vấn đề gai góc như phát triển năng lượng hạt nhân.
Hiện vẫn chưa rõ bà Rousseff sẽ lãnh đạo đất nước như thế nào, nhưng chắc chắn bà sẽ phải nỗ lực hết sức để vượt qua chiếc bóng của người tiền nhiệm.
Việc giải quyết được các vấn đề còn nan giải của đất nước để mang lại sự thịnh vượng hơn cho người dân Brazil và nâng cao vị thế của quốc gia Nam Mỹ này trên trường quốc tế là những thách thức lớn đang chờ đợi bà Rousseff ở phía trước. Nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng không có nghĩa là không làm được./.
Lê Hà (TTXVN/Vietnam+)