Sau khi Liên đoàn Arập (AL) và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) công nhận "Liên minh các lực lượng đối lập và cách mạng Syria" (hay còn gọi là Liên minh Dân tộc) mà các nhóm đối lập Syria thỏa thuận thành lập mới đây, một số nước cũng thể hiện quan điểm ở các mức độ khác nhau.
Mỹ cho rằng liên minh mới này là "đại diện hợp pháp" của người dân Syria, song chưa công nhận tổ chức này là chính phủ lưu vong.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói: "Với sự thành lập Liên minh Dân tộc, đã có một cơ cấu có thể chuẩn bị cho quá trình chuyển tiếp chính trị, nhưng... chúng tôi đang trông chờ cơ cấu này thiết lập các ủy ban kỹ thuật để Mỹ bảo đảm rằng viện trợ của mình được chuyển đến đúng chỗ."
[Dư luận sau khi phe đối lập Syria lập liên minh mới]
Người phát ngôn này cũng nhắc lại chính sách của Mỹ là chỉ cung cấp hỗ trợ phi sát thương và viện trợ nhân đạo cho lực lượng chống đối ở Syria. Trong khi đó, Anh cũng khẳng định muốn thấy thêm bằng chứng rằng liên minh dân tộc này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ bên trong Syria trước khi chính thức công nhận tổ chức này là chính phủ lưu vong.
Đáng chú ý, Pháp trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên công nhận liên minh dân tộc đối lập này là "đại diện duy nhất" của người dân Syria, đồng thời khẳng định đã đến lúc xem xét lại vấn đề vũ trang cho lực lượng chống đối.
Tại một cuộc họp báo ở thủ đô Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande thông báo: "Pháp công nhận Liên minh Dân tộc Syria là đại diện duy nhất của người dân Syria, và vì thế là chính quyền lâm thời tương lai của một Syria dân chủ".
Tổng thống Pháp còn nhận định rằng không chỉ Pháp mà những quốc gia sẽ công nhận "chính quyền Syria này" cần xem xét lại vấn đề vũ trang cho lực lượng chống đối ở Syria.
Cùng ngày 13/11, các Ngoại trưởng châu Âu và Arập nhóm họp ở Cairo đã hoan nghênh việc thành lập liên minh đối lập mới tại Syria. Hội nghị ra "Tuyên bố Cairo", kêu gọi tất cả các phe đối lập Syria gia nhập "Liên minh các lực lượng đối lập và cách mạng Syria" để đại diện cho tất cả phe phái của xã hội Syria.
Trước đó, Liên đoàn Arập (AL) công nhận Liên minh Dân tộc Syria là "đại diện hợp pháp của phe đối lập Syria, đại diện cho nguyện vọng của người dân Syria". Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) thể hiện quan điểm mạnh hơn, nói rằng sáu thành viên tổ chức này quyết định công nhận liên minh đối lập trên là "đại diện hợp pháp của người dân Syria".
Bình luận về động thái như vậy, nhiều chuyên gia cho rằng dường như có chút "miễn cưỡng" từ AL và điều này chỉ làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng đẫm máu đã kéo dài 20 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này.
Giáo sư chính trị học Noha Bakr thuộc Đại học Mỹ ở Cairo nhận xét: "Cho dù AL thể hiện sự ủng hộ rõ ràng đối với phe đối lập, nhưng việc công nhận liên minh này đại diện cho nguyện vọng của người dân Syria, trên thực tế vẫn là một hành động do dự".
Một số thành viên AL muốn cổ vũ cho phe đối lập Syria song tổ chức khu vực này chưa có một kế hoạch công nhận hoàn toàn Liên minh Dân tộc. Vì thế, AL lựa chọn công nhận "về mặt ngoại giao". Giáo sư này cũng ngờ vực về việc liệu Liên minh Dân tộc có đại diện trọn vẹn cho tất cả các phe phái tại Syria hay không.
Theo phân tích của ông Noha Bakr, AL cho rằng cuộc khủng hoảng Syria sẽ giống như ở Libya, và một khi họ công nhận một "sự thay thế", chính quyền hiện nay sẽ suy yếu dần. Nhưng theo giáo sư này, vấn đề Syria hoàn toàn khác Libya.
Do những chia rẽ về phe phái, tôn giáo, sắc tộc ở Syria, cộng đồng quốc tế cần phải xem xét cuộc khủng hoảng Syria dưới góc nhìn khác.
Chuyên gia chính trị Saed Lawendy của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và chính trị Ahram (tại Cairo) cũng nhất trí với quan điểm trên, và cho rằng việc AL công nhận Liên minh Dân tộc Syria chỉ làm cuộc khủng hoảng thêm phức tạp.
Chuyên gia này nhấn mạnh khó có khả năng các nhóm đối lập Syria thống nhất được trong liên minh này bởi phe đối lập ở nước ngoài quá khác biệt so với những nhóm ở trong nước.
Một số nhà phân tích khác nhận định việc AL và GGC công nhận liên minh đối lập mới thành lập này là một trong những bước đi nhằm lái vấn đề Syria vào một lộ trình quốc tế với ý định giải quyết cuộc khủng hoảng trong vòng một năm./.
Mỹ cho rằng liên minh mới này là "đại diện hợp pháp" của người dân Syria, song chưa công nhận tổ chức này là chính phủ lưu vong.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói: "Với sự thành lập Liên minh Dân tộc, đã có một cơ cấu có thể chuẩn bị cho quá trình chuyển tiếp chính trị, nhưng... chúng tôi đang trông chờ cơ cấu này thiết lập các ủy ban kỹ thuật để Mỹ bảo đảm rằng viện trợ của mình được chuyển đến đúng chỗ."
[Dư luận sau khi phe đối lập Syria lập liên minh mới]
Người phát ngôn này cũng nhắc lại chính sách của Mỹ là chỉ cung cấp hỗ trợ phi sát thương và viện trợ nhân đạo cho lực lượng chống đối ở Syria. Trong khi đó, Anh cũng khẳng định muốn thấy thêm bằng chứng rằng liên minh dân tộc này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ bên trong Syria trước khi chính thức công nhận tổ chức này là chính phủ lưu vong.
Đáng chú ý, Pháp trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên công nhận liên minh dân tộc đối lập này là "đại diện duy nhất" của người dân Syria, đồng thời khẳng định đã đến lúc xem xét lại vấn đề vũ trang cho lực lượng chống đối.
Tại một cuộc họp báo ở thủ đô Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande thông báo: "Pháp công nhận Liên minh Dân tộc Syria là đại diện duy nhất của người dân Syria, và vì thế là chính quyền lâm thời tương lai của một Syria dân chủ".
Tổng thống Pháp còn nhận định rằng không chỉ Pháp mà những quốc gia sẽ công nhận "chính quyền Syria này" cần xem xét lại vấn đề vũ trang cho lực lượng chống đối ở Syria.
Cùng ngày 13/11, các Ngoại trưởng châu Âu và Arập nhóm họp ở Cairo đã hoan nghênh việc thành lập liên minh đối lập mới tại Syria. Hội nghị ra "Tuyên bố Cairo", kêu gọi tất cả các phe đối lập Syria gia nhập "Liên minh các lực lượng đối lập và cách mạng Syria" để đại diện cho tất cả phe phái của xã hội Syria.
Trước đó, Liên đoàn Arập (AL) công nhận Liên minh Dân tộc Syria là "đại diện hợp pháp của phe đối lập Syria, đại diện cho nguyện vọng của người dân Syria". Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) thể hiện quan điểm mạnh hơn, nói rằng sáu thành viên tổ chức này quyết định công nhận liên minh đối lập trên là "đại diện hợp pháp của người dân Syria".
Bình luận về động thái như vậy, nhiều chuyên gia cho rằng dường như có chút "miễn cưỡng" từ AL và điều này chỉ làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng đẫm máu đã kéo dài 20 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này.
Giáo sư chính trị học Noha Bakr thuộc Đại học Mỹ ở Cairo nhận xét: "Cho dù AL thể hiện sự ủng hộ rõ ràng đối với phe đối lập, nhưng việc công nhận liên minh này đại diện cho nguyện vọng của người dân Syria, trên thực tế vẫn là một hành động do dự".
Một số thành viên AL muốn cổ vũ cho phe đối lập Syria song tổ chức khu vực này chưa có một kế hoạch công nhận hoàn toàn Liên minh Dân tộc. Vì thế, AL lựa chọn công nhận "về mặt ngoại giao". Giáo sư này cũng ngờ vực về việc liệu Liên minh Dân tộc có đại diện trọn vẹn cho tất cả các phe phái tại Syria hay không.
Theo phân tích của ông Noha Bakr, AL cho rằng cuộc khủng hoảng Syria sẽ giống như ở Libya, và một khi họ công nhận một "sự thay thế", chính quyền hiện nay sẽ suy yếu dần. Nhưng theo giáo sư này, vấn đề Syria hoàn toàn khác Libya.
Do những chia rẽ về phe phái, tôn giáo, sắc tộc ở Syria, cộng đồng quốc tế cần phải xem xét cuộc khủng hoảng Syria dưới góc nhìn khác.
Chuyên gia chính trị Saed Lawendy của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và chính trị Ahram (tại Cairo) cũng nhất trí với quan điểm trên, và cho rằng việc AL công nhận Liên minh Dân tộc Syria chỉ làm cuộc khủng hoảng thêm phức tạp.
Chuyên gia này nhấn mạnh khó có khả năng các nhóm đối lập Syria thống nhất được trong liên minh này bởi phe đối lập ở nước ngoài quá khác biệt so với những nhóm ở trong nước.
Một số nhà phân tích khác nhận định việc AL và GGC công nhận liên minh đối lập mới thành lập này là một trong những bước đi nhằm lái vấn đề Syria vào một lộ trình quốc tế với ý định giải quyết cuộc khủng hoảng trong vòng một năm./.
(TTXVN)