Từ ngày 4-6/8, (ngày 17, 18 và 19/6 Âm lịch), hơn 15.000 lượt phật tử khắp nơi trong và ngoài nước về dự lễ Quán âm Phật đài Nam Hải, tại khu Phật bà Nam Hải, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Theo thông lệ, mỗi năm Phật giáo thường làm lễ kỷ niệm đức Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát 3 lần vào các ngày âm lịch: 19/2 (lễ Giáng sinh), 19/6 (lễ Thành đạo) và 19/9 (lễ Xuất gia). Đặc biệt, tại Quán âm Phật đài của Bạc Liêu, Hội Phật giáo tỉnh còn tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải Bạc Liêu - một trong 6 lễ hội đặc trưng của tỉnh đã được công nhận là lễ hội chính thức.
Cứ đến lễ hội này hàng năm, khách thập phương lại hành hương về đây để tham quan, chiêm bái và chung một niềm tin rằng đức Quán Thế Âm sẽ phù hộ cho gia đình, rộng hơn là giúp cho “quốc thái dân an”. Không thể thiếu trong lễ hội là phần lễ chính thức với các chương trình nghi lễ cổ truyền của Phật giáo. Phần hội có diễu hành rước Quán Âm trên các tuyến đường lớn trong thành phố Bạc Liêu, tổ chức văn nghệ…
Để lễ hội Quán Âm Nam Hải của Bạc Liêu xứng tầm là lễ hội đặc trưng của tỉnh, chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Tỉnh hội Phật giáo đầu tư hàng chục tỷ đồng trùng tu, xây dựng nhiều hạng mục công trình cho khu Quán Thế Âm Phật đài, như: công trình núi Quan Âm, điện thiên thủ thiên nhãn, địa tạng, sân lễ, thánh tượng Quán Thế Âm…
Được xây dựng từ năm 1973, tượng Phật Bà Nam Hải là một công trình văn hóa tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Đến năm 2004, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt dự án và cho phép Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu xây dựng Quán Âm Phật Đài trên diện tích rộng 250.000 m2. Hiện nay, các công trình đang trong giai đoạn hoàn thành, trở thành một trong điểm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Ban trị sự tỉnh Hội phật giáo tỉnh Bạc Liêu, cùng với các ngày lễ lớn trong năm như vía Quán thế âm Bồ Tát, lễ Phật Đản, Vu Lan báo hiếu, Cầu an…, lễ Quán âm Phật đài Nam Hải đã góp phần tăng lượng phật tử, du khách hàng năm đến khu Phật bà Nam Hải lên trên 400.000 ngàn lượt người./.
Theo thông lệ, mỗi năm Phật giáo thường làm lễ kỷ niệm đức Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát 3 lần vào các ngày âm lịch: 19/2 (lễ Giáng sinh), 19/6 (lễ Thành đạo) và 19/9 (lễ Xuất gia). Đặc biệt, tại Quán âm Phật đài của Bạc Liêu, Hội Phật giáo tỉnh còn tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải Bạc Liêu - một trong 6 lễ hội đặc trưng của tỉnh đã được công nhận là lễ hội chính thức.
Cứ đến lễ hội này hàng năm, khách thập phương lại hành hương về đây để tham quan, chiêm bái và chung một niềm tin rằng đức Quán Thế Âm sẽ phù hộ cho gia đình, rộng hơn là giúp cho “quốc thái dân an”. Không thể thiếu trong lễ hội là phần lễ chính thức với các chương trình nghi lễ cổ truyền của Phật giáo. Phần hội có diễu hành rước Quán Âm trên các tuyến đường lớn trong thành phố Bạc Liêu, tổ chức văn nghệ…
Để lễ hội Quán Âm Nam Hải của Bạc Liêu xứng tầm là lễ hội đặc trưng của tỉnh, chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Tỉnh hội Phật giáo đầu tư hàng chục tỷ đồng trùng tu, xây dựng nhiều hạng mục công trình cho khu Quán Thế Âm Phật đài, như: công trình núi Quan Âm, điện thiên thủ thiên nhãn, địa tạng, sân lễ, thánh tượng Quán Thế Âm…
Được xây dựng từ năm 1973, tượng Phật Bà Nam Hải là một công trình văn hóa tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Đến năm 2004, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt dự án và cho phép Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu xây dựng Quán Âm Phật Đài trên diện tích rộng 250.000 m2. Hiện nay, các công trình đang trong giai đoạn hoàn thành, trở thành một trong điểm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Ban trị sự tỉnh Hội phật giáo tỉnh Bạc Liêu, cùng với các ngày lễ lớn trong năm như vía Quán thế âm Bồ Tát, lễ Phật Đản, Vu Lan báo hiếu, Cầu an…, lễ Quán âm Phật đài Nam Hải đã góp phần tăng lượng phật tử, du khách hàng năm đến khu Phật bà Nam Hải lên trên 400.000 ngàn lượt người./.
Huỳnh Sử (TTXVN)