Singapore và Indonesia đã trở thành những quốc gia đầu tiên ký Công ước Minamata về Thủy ngân, tham gia nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người.
Công ước trên được thông qua ngày 10/10 tại hội nghị do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tổ chức tại thành phố Kumamoto, miền Tây Nam Nhật Bản, từ ngày 7-11/10.
Hơn 1.000 đại biểu là quan chức cấp cao của chính phủ đến từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tham dự hội nghị.
Bộ trưởng Môi trường Indonesia Balthazar Kambuaya dự hội nghị trên đã ký Công ước Minamata về Thủy ngân. Trong một tuyên bố, ông Kambuaya cho biết việc ký Công ước trên thể hiện trách nhiệm và cam kết của Chính phủ Indonesia đối với việc bảo vệ sức khỏe của người dân, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với tình trạng bùng nổ các điểm khai thác vàng có sử dụng lượng lớn thủy ngân.
Ông Kambuaya nhấn mạnh đã đến lúc các quốc gia trong đó có Indonesia phải quan tâm hơn đến tình trạng sử dụng bừa bãi loại kim loại có độc tố cao này.
Bộ trưởng Môi trường và Nguồn nước Singapore Vivian Balakrishnan cũng đã khẳng định sự ủng hộ của Đảo quốc Sư tử này đối với công ước mới của Liên hợp quốc.
Ông Balakrishnan cho biết Singapore là một quốc đảo đông dân nên người dân nước này hết sức nhạy cảm với bất kỳ mối đe dọa nào đối với môi trường. Ông nêu rõ Đảo quốc Sư tử đã có quy định cấm nhập khẩu các loại nhiệt kế và pin sử dụng thủy ngân, đồng thời cũng đã áp dụng các biện pháp quản lý việc nhập khẩu, sử dụng và lưu kho thủy ngân.
Công ước Minamata là công ước mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên trên thế giới quy định việc sử dụng và buôn bán thủy ngân. Công ước được đặt theo tên thành phố Minamata của Nhật Bản. Tại đây đã xảy ra thảm họa ô nhiễm vào giữa thế kỷ 20, với hàng chục nghìn người nhiễm độc thủy ngân do một nhà máy hóa chất thải ra.
Công ước cấm việc phát triển các mỏ khai thác thủy ngân mới, gia tăng kiểm soát cũng như hạn chế việc sử dụng thủy ngân trong nhiều sản phẩm và nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất thiết bị y tế hay bóng đèn tiết kiệm điện năng sử dụng trong ngành khai mỏ. Công ước cũng quy định hạn chế xuất nhập khẩu thủy ngân, yêu cầu lưu trữ và xử lý an toàn chất thải chứa thủy ngân.
Công ước Minamata về Thủy ngân sẽ có hiệu lực trong vòng 90 ngày sau khi có ít nhất 50 quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn. UNEP dự kiến sẽ phải mất 3 hoặc 4 năm để hoàn tất tiến trình này và công ước có thể có hiệu lực sớm nhất vào năm 2016./.
Công ước trên được thông qua ngày 10/10 tại hội nghị do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tổ chức tại thành phố Kumamoto, miền Tây Nam Nhật Bản, từ ngày 7-11/10.
Hơn 1.000 đại biểu là quan chức cấp cao của chính phủ đến từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tham dự hội nghị.
Bộ trưởng Môi trường Indonesia Balthazar Kambuaya dự hội nghị trên đã ký Công ước Minamata về Thủy ngân. Trong một tuyên bố, ông Kambuaya cho biết việc ký Công ước trên thể hiện trách nhiệm và cam kết của Chính phủ Indonesia đối với việc bảo vệ sức khỏe của người dân, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với tình trạng bùng nổ các điểm khai thác vàng có sử dụng lượng lớn thủy ngân.
Ông Kambuaya nhấn mạnh đã đến lúc các quốc gia trong đó có Indonesia phải quan tâm hơn đến tình trạng sử dụng bừa bãi loại kim loại có độc tố cao này.
Bộ trưởng Môi trường và Nguồn nước Singapore Vivian Balakrishnan cũng đã khẳng định sự ủng hộ của Đảo quốc Sư tử này đối với công ước mới của Liên hợp quốc.
Ông Balakrishnan cho biết Singapore là một quốc đảo đông dân nên người dân nước này hết sức nhạy cảm với bất kỳ mối đe dọa nào đối với môi trường. Ông nêu rõ Đảo quốc Sư tử đã có quy định cấm nhập khẩu các loại nhiệt kế và pin sử dụng thủy ngân, đồng thời cũng đã áp dụng các biện pháp quản lý việc nhập khẩu, sử dụng và lưu kho thủy ngân.
Công ước Minamata là công ước mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên trên thế giới quy định việc sử dụng và buôn bán thủy ngân. Công ước được đặt theo tên thành phố Minamata của Nhật Bản. Tại đây đã xảy ra thảm họa ô nhiễm vào giữa thế kỷ 20, với hàng chục nghìn người nhiễm độc thủy ngân do một nhà máy hóa chất thải ra.
Công ước cấm việc phát triển các mỏ khai thác thủy ngân mới, gia tăng kiểm soát cũng như hạn chế việc sử dụng thủy ngân trong nhiều sản phẩm và nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất thiết bị y tế hay bóng đèn tiết kiệm điện năng sử dụng trong ngành khai mỏ. Công ước cũng quy định hạn chế xuất nhập khẩu thủy ngân, yêu cầu lưu trữ và xử lý an toàn chất thải chứa thủy ngân.
Công ước Minamata về Thủy ngân sẽ có hiệu lực trong vòng 90 ngày sau khi có ít nhất 50 quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn. UNEP dự kiến sẽ phải mất 3 hoặc 4 năm để hoàn tất tiến trình này và công ước có thể có hiệu lực sớm nhất vào năm 2016./.
(TTXVN)