Theo hãng tin Reuters, nhiều nhà máy xay xát ở Hàn Quốc vừa quyết định tạm ngừng nhập khẩu lúa mỳ từ Mỹ sau khi các nhà chức trách quốc gia Bắc Mỹ này tìm thấy lúa mỳ biến đổi gen tại một trang trại ở bang Oregon.
Phát ngôn viên của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc Ahn Man-ho nói: “Từ tuần này, chúng tôi sẽ thu thập hạt lúa mỳ và bột mỳ nhập khẩu từ tất cả các vùng ở Mỹ và sẽ tiến hành xét nghiệm vào tuần tới.”
Theo Reuters, các nhà nhập khẩu Hàn Quốc khẳng định họ sẽ không nhập khẩu lúa mỳ của Mỹ cho đến khi tất cả các xét nghiệm đã được hoàn tất.
Giới chức Hàn Quốc cũng cho biết Mỹ đã cung cấp chuỗi DNA của giống lúa mỳ biến đổi gen này để giúp các thanh tra viên Hàn Quốc phát hiện nếu nó được nhập khẩu dưới các dạng hạt lúa mỳ và bột mỳ.
Trong khi đó, đài KBS (Hàn Quốc) dẫn nguồn từ Bộ Nông-lâm-công nghiệp chăn nuôi và lương thực nước này cho biết họ sẽ tăng cường kiểm dịch đối với lúa mỳ của Mỹ để kiểm tra tính an toàn của các sản phẩm này.
Theo KBS, tỷ lệ kiểm tra lúa mỳ làm thức ăn cho gia súc sẽ là 1kg trở lên đối với từng kho hàng trên các tàu thuyền. Trước đó, tỷ lệ này là 1kg trở lên đối với từng tàu thuyền.
Trước đó, hôm 29/5, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết họ đã phát hiện các cây lúa mỳ biến đổi gen mà họ chưa cho phép bán hoặc tiêu thụ mới nhú lên tại một trang trại ở bang Oregon.
[Châu Á lo ngại lúa mỳ biến đổi gen phát hiện ở Mỹ]
Các quan chức USDA cho biết khi người chủ trang trại này xịt thuốc diệt cỏ glyphosate lên các cây lúa mỳ này, một số cây đã sống sót một cách đáng ngạc nhiên. Sau đó, một số mẫu cây đã được chuyển về Đại học bang Oregon và USDA để phân tích.
Kết quả phân tích cho thấy đây là giống lúa mỳ do tập đoàn công nghệ sinh học Monsanto phát triển một vài năm trước, có khả năng kháng thuốc diệt cỏ glyphosate.
Hiện tại, châu Á nhập khẩu hơn 40 triệu tấn lúa mỳ/năm, chiếm 1/3 lượng lúa mỳ giao dịch trên toàn cầu (từ 140 đến 150 triệu tấn/năm). Mỹ - nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới – và Australia – nước xuất khẩu lúa mỳ lớn thứ 2 thế giới – là nhà cung cấp lúa mỳ chính cho khu vực này.
Để làm dịu quan ngại từ những nước nhập khẩu, theo Reuters, các nhà chức trách Mỹ đã bắt đầu tiến hành điều tra nguồn gốc của những cây lúa mỳ biến đổi gen ở bang Oregon.
Hôm 31/5, một quan chức cao cấp của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết các nhà điều tra đang “theo đuổi nhiều hướng khác nhau” để xác định xem loại lúa mỳ có mang loại gen kháng thuốc diệt cỏ này đã xuất hiện như thế nào.
Bernadette Juarez, một quan chức của đội điều tra thuộc Vụ Thanh tra Y tế Động vật và Cây trồng của USDA cho biết “chúng tôi không loại trừ” bất cứ” nguyên nhân tiềm tàng nào./.
Phát ngôn viên của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc Ahn Man-ho nói: “Từ tuần này, chúng tôi sẽ thu thập hạt lúa mỳ và bột mỳ nhập khẩu từ tất cả các vùng ở Mỹ và sẽ tiến hành xét nghiệm vào tuần tới.”
Theo Reuters, các nhà nhập khẩu Hàn Quốc khẳng định họ sẽ không nhập khẩu lúa mỳ của Mỹ cho đến khi tất cả các xét nghiệm đã được hoàn tất.
Giới chức Hàn Quốc cũng cho biết Mỹ đã cung cấp chuỗi DNA của giống lúa mỳ biến đổi gen này để giúp các thanh tra viên Hàn Quốc phát hiện nếu nó được nhập khẩu dưới các dạng hạt lúa mỳ và bột mỳ.
Trong khi đó, đài KBS (Hàn Quốc) dẫn nguồn từ Bộ Nông-lâm-công nghiệp chăn nuôi và lương thực nước này cho biết họ sẽ tăng cường kiểm dịch đối với lúa mỳ của Mỹ để kiểm tra tính an toàn của các sản phẩm này.
Theo KBS, tỷ lệ kiểm tra lúa mỳ làm thức ăn cho gia súc sẽ là 1kg trở lên đối với từng kho hàng trên các tàu thuyền. Trước đó, tỷ lệ này là 1kg trở lên đối với từng tàu thuyền.
Trước đó, hôm 29/5, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết họ đã phát hiện các cây lúa mỳ biến đổi gen mà họ chưa cho phép bán hoặc tiêu thụ mới nhú lên tại một trang trại ở bang Oregon.
[Châu Á lo ngại lúa mỳ biến đổi gen phát hiện ở Mỹ]
Các quan chức USDA cho biết khi người chủ trang trại này xịt thuốc diệt cỏ glyphosate lên các cây lúa mỳ này, một số cây đã sống sót một cách đáng ngạc nhiên. Sau đó, một số mẫu cây đã được chuyển về Đại học bang Oregon và USDA để phân tích.
Kết quả phân tích cho thấy đây là giống lúa mỳ do tập đoàn công nghệ sinh học Monsanto phát triển một vài năm trước, có khả năng kháng thuốc diệt cỏ glyphosate.
Hiện tại, châu Á nhập khẩu hơn 40 triệu tấn lúa mỳ/năm, chiếm 1/3 lượng lúa mỳ giao dịch trên toàn cầu (từ 140 đến 150 triệu tấn/năm). Mỹ - nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới – và Australia – nước xuất khẩu lúa mỳ lớn thứ 2 thế giới – là nhà cung cấp lúa mỳ chính cho khu vực này.
Để làm dịu quan ngại từ những nước nhập khẩu, theo Reuters, các nhà chức trách Mỹ đã bắt đầu tiến hành điều tra nguồn gốc của những cây lúa mỳ biến đổi gen ở bang Oregon.
Hôm 31/5, một quan chức cao cấp của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết các nhà điều tra đang “theo đuổi nhiều hướng khác nhau” để xác định xem loại lúa mỳ có mang loại gen kháng thuốc diệt cỏ này đã xuất hiện như thế nào.
Bernadette Juarez, một quan chức của đội điều tra thuộc Vụ Thanh tra Y tế Động vật và Cây trồng của USDA cho biết “chúng tôi không loại trừ” bất cứ” nguyên nhân tiềm tàng nào./.
Thanh Tùng (TTXVN)