Theo báo cáo sơ bộ từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, mưa to kéo dài suốt một tuần qua đã làm cho nhiều ao đầm nuôi tôm, cá của người dân bị ngập, tôm, cá tràn ra ngoài. Nhiều hộ dân đã bị mất trắng từ đầu vụ nuôi.
Tại hai huyện nuôi tôm nhiều nhất là Đầm Dơi và Cái Nước, hơn 300ha nuôi tôm đã bị ngập, thiệt hại ước tính sơ bộ lên tới trên 2 tỷ đồng.
Đáng chú ý là tại thành phố Cà Mau, các huyện Trần Văn Thời, U Minh bà con nông dân vừa mới thả nuôi cá bống tượng, cá chình, cá phi, cá kèo, đã có trên 60 ao cũng bị ngập nước làm cho cá tràn ra sông lớn, thiệt hại ước tính lên tới gần 3 tỷ đồng .
Ông Nguyễn Văn Nhẫn, một nông dân nuôi cá bống tượng ở huyện Trần Văn Thời cho biết, người nuôi cá bống tượng năm nay gặp nhiều khó khăn. Cá rớt giá từ 500.000 đồng xuống còn 120.000 đ/kg gây thua lỗ nặng, nay bị ngập nước, báo hiệu một vụ mùa sản xuất không may mắn.
Ông Trần Văn Danh, một người dân nuôi tôm quảng canh cải tiến ở huyện Đầm Dơi cho biết, hiện nay toàn bộ diện tích trên 30.000ha của huyện đã được thả tôm giống, tôm đang phát triển tốt, nhưng hai ngày qua có trên 200ha bị ngập nước bất ngờ làm cho bà con không kịp trở tay. Đầm nuôi tôm nào bị ngập nước coi như mất trắng.
Liên tục trong tuần qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có mưa to cả ngày lẫn đêm trên phạm vi toàn tỉnh, làm cho mực nước trên sông, trên ruộng nuôi tôm, cá và ruộng trồng lúa dâng cao. Nếu như mưa làm cho người trồng lúa gặp thuận lợi thì người nuôi tôm, nuôi cá lại khó khăn do bị ngập bờ bao.
Theo dự báo từ trung tâm khí tượng thủy văn, trong vài ngày tới thời tiết ở Cà Mau rất xấu, trời tiếp tục có mưa to, khuyến cáo bà con nông dân cần đề phòng và chủ động trong sản xuất.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, tình trạng mưa nhiều từ đầu mùa làm cho một số hộ dân thiệt hại về kinh tế, nhưng nhìn chung đây là tín hiệu tốt cho cả một vụ mùa sản xuất.
Đối với những nơi bị ngập, chính quyền địa phương hướng dẫn bà con dùng lưới bao chung quanh ao, dùng bao cát chặn không cho tôm, cá tràn ra ngoài, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đối với những nơi chuẩn bị thả tôm nuôi, bà con được khuyến cáo lùi thời gian xuống giống để chờ nước rút ./.
Tại hai huyện nuôi tôm nhiều nhất là Đầm Dơi và Cái Nước, hơn 300ha nuôi tôm đã bị ngập, thiệt hại ước tính sơ bộ lên tới trên 2 tỷ đồng.
Đáng chú ý là tại thành phố Cà Mau, các huyện Trần Văn Thời, U Minh bà con nông dân vừa mới thả nuôi cá bống tượng, cá chình, cá phi, cá kèo, đã có trên 60 ao cũng bị ngập nước làm cho cá tràn ra sông lớn, thiệt hại ước tính lên tới gần 3 tỷ đồng .
Ông Nguyễn Văn Nhẫn, một nông dân nuôi cá bống tượng ở huyện Trần Văn Thời cho biết, người nuôi cá bống tượng năm nay gặp nhiều khó khăn. Cá rớt giá từ 500.000 đồng xuống còn 120.000 đ/kg gây thua lỗ nặng, nay bị ngập nước, báo hiệu một vụ mùa sản xuất không may mắn.
Ông Trần Văn Danh, một người dân nuôi tôm quảng canh cải tiến ở huyện Đầm Dơi cho biết, hiện nay toàn bộ diện tích trên 30.000ha của huyện đã được thả tôm giống, tôm đang phát triển tốt, nhưng hai ngày qua có trên 200ha bị ngập nước bất ngờ làm cho bà con không kịp trở tay. Đầm nuôi tôm nào bị ngập nước coi như mất trắng.
Liên tục trong tuần qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có mưa to cả ngày lẫn đêm trên phạm vi toàn tỉnh, làm cho mực nước trên sông, trên ruộng nuôi tôm, cá và ruộng trồng lúa dâng cao. Nếu như mưa làm cho người trồng lúa gặp thuận lợi thì người nuôi tôm, nuôi cá lại khó khăn do bị ngập bờ bao.
Theo dự báo từ trung tâm khí tượng thủy văn, trong vài ngày tới thời tiết ở Cà Mau rất xấu, trời tiếp tục có mưa to, khuyến cáo bà con nông dân cần đề phòng và chủ động trong sản xuất.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, tình trạng mưa nhiều từ đầu mùa làm cho một số hộ dân thiệt hại về kinh tế, nhưng nhìn chung đây là tín hiệu tốt cho cả một vụ mùa sản xuất.
Đối với những nơi bị ngập, chính quyền địa phương hướng dẫn bà con dùng lưới bao chung quanh ao, dùng bao cát chặn không cho tôm, cá tràn ra ngoài, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đối với những nơi chuẩn bị thả tôm nuôi, bà con được khuyến cáo lùi thời gian xuống giống để chờ nước rút ./.
Trần Thành Nên (TTXVN)