Ít ai trong số 144 hộ gia đình nạn nhân bom mìn ở hai huyện Cam Lộ và Triệu Phong (Quảng Trị) có thể nghĩ tới một ngày, những cây nấm sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo túng đeo bám bao lâu nay.
Đây là những nạn nhân bom mìn được tham gia vào chương trình “Sứ mệnh của nấm” để được giúp đỡ, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình.
Chị Nguyễn Thị Nga (55 tuổi) ở thôn Vĩnh An, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, đã bao năm cáng đáng kinh tế gia đình vì chồng chết từ 10 năm trước, mẹ và em cũng thiệt mạng vì bom. Với 3 sào ruộng và làm thuê đủ nghề, vất vả ngược xuôi để nuôi 5 đứa con, nhưng kinh tế gia đình luôn thiếu trước, hụt sau. Từ khi tham gia chương trình, được dạy nghề trồng các loại nấm (linh chi, nấm hương...), có thêm những hiểu biết về cây nấm, chị phấn khởi và tin rằng, với sự chịu thương chịu khó sẵn có, 6 mẹ con chị sẽ thoát khỏi cảnh bữa no, bữa đói và khấm khá dần lên.
Anh Hoàng Kim Phương, ở Cam Tuyền, Cam Lộ, bị mất tay trái vì đụng mìn trong khi thu nhặt phế liệu. Là cha của hai đứa con, anh luôn day dứt vì gia đình chưa bao giờ thoát được cảnh chạy ăn từng bữa. Với sự giúp đỡ của chương trình, anh đã bắt đầu chăm sóc những bịch nấm linh chi. Hiểu được giá trị cao của loài nấm này (giá thu mua 600.000 đồng/kg), anh đã tìm được sinh kế cho gia đình và quyết tâm thoát nghèo từ việc trồng nấm. Nhìn những bịch nấm tủa ra, anh khẳng định, trồng linh chi không quá khó với người khuyết tật và anh còn ấp ủ dự định mở rộng sản xuất nấm sau những thành công đầu tiên...
Trong chiến tranh, mỗi người dân Quảng trị phải “gánh” 7 tấn bom đạn. Đến nay, Quảng Trị vẫn là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm bom đạn với hơn 80% diện tích bị nhiễm, cao nhất cả nước (tỷ lệ trung bình cả nước là 20%). “Sứ mệnh của Nấm” là chương trình hợp tác giữa HDI (Tổ chức Humpty Dumpty Institute của Mỹ ) và RENEW (dự án tập trung phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh) với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực rà phá bom mìn nhân đạo.
Mục tiêu của RENEW là giảm thiểu thương vong và tai nạn do bom mìn sau chiến tranh gây ra đồng thời hỗ trợ kế sinh nhai cho các gia đình nạn nhân bom mìn. “Sứ mệnh của nấm” hoạt động theo mục tiêu hỗ trợ các nạn nhân bom mìn và tạo cơ hội cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn sống trong các vùng bị ô nhiễm bom mìn trên địa bàn tỉnh Quảng trị thông qua đào tạo nghề, trợ giúp phát triển sản xuất nhằm cải thiện cuộc sống, kinh tế hộ... Lợi nhuận từ chương trình sẽ được đầu tư hỗ trợ các hoạt động rà phá bom mìn nhân đạo của dự án RENEW và nhằm tăng cơ hội cho ngày càng nhiều gia đình nạn nhân bom mìn tham gia.
Chương trình “Sứ mệnh của nấm” đang được triển khai trên diện tích 4,8 ha do Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị quản lý với 8 khu vực từ phòng thí nghiệm đến các xưởng sản xuất, khu vực thuần hóa nấm để thích nghi với điều kiện khí hậu của Quảng Trị... Cơ ngơi này đang được xây dựng thêm những cơ sở để chuyển giao kỹ thuật, khu sản xuất bịch nấm giống, “nhà trồng nấm cộng đồng” nhằm tạo điều kiện cho nhiều hơn nữa những nạn nhân bom mìn được tham gia học nghề, được hỗ trợ sinh kế.
Tiến sỹ Tạ Nhân Ái, cán bộ quản lý kỹ thuật của chương trình cho biết: Chương trình chịu trách nhiệm thiết lập trang trại mẹ, các trang trại vệ tinh, cơ sở sản xuất nấm, bịch giống để cung cấp cho các trang trại và hộ gia đình trồng nấm chất lượng cao có thương hiệu tiêu thụ trong và ngoài nước. Tham gia chương trình, các hộ gia đình được tập huấn về kỹ thuật, cung cấp công cụ, nguyên liệu. Họ có thể tham gia sản xuất tại “Nhà trồng nấm cộng đồng” hoặc nhận các bịch nấm về chăm sóc tại nhà. Toàn bộ sản phẩm nấm của các hộ tham gia dự án sẽ được HDI và RENEW bao tiêu, đóng gói với thương hiệu NAMUS. Dự kiến, trong 5-6 năm tới, chương trình sẽ tiếp tục được mở rộng, từ chỗ hơn 100 hộ tham gia hiện nay lên hơn 1.000 hộ.
Chương trình hỗ trợ nạn nhân bom mìn ở Quảng trị những năm qua đã nhận được sự tài trợ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Tháng 8/2012, Chính phủ Nhật Bản đã ký kết viện trợ không hoàn lại cho chương trình "Sứ mệnh của nấm" gần 123.000 USD nhằm cung cấp trang thiết bị cần thiết cho trung tâm nấm để sản xuất giống. Trong tháng 4 này, một xưởng sản xuất giống nấm sẽ được hoàn thiện cùng với các thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao năng lực sản xuất giống cho trung tâm… Sau khi đi vào hoạt động, xưởng sẽ đạt năng suất 10.000-15.000 bịch nấm/ngày, tăng gấp 10-15 lần so với hiện nay. Với khả năng này, trung tâm sẽ trở thành trang trại sản xuất giống lớn, không những cung cấp giống cho các hộ dân trồng nấm ở Quảng Trị mà còn cả các tỉnh lân cận.
Nhật Bản luôn là quốc gia dẫn đầu trong công cuộc giải quyết hậu quả bom mìn, vật nổ trên toàn thế giới. Ngoài Việt Nam, Nhật Bản cũng có nhiều dự án đầu tư thông qua Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ở các nước, nhằm trợ giúp nạn nhân và các gia đình nạn nhân bom mìn, đồng thời tham gia hỗ trợ việc giáo dục, nâng cao nhận thức người dân về phòng tránh nguy cơ bom mìn.
Tận mắt chứng kiến những thành quả của chương trình “Sứ mệnh của nấm” tại Quảng Trị, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Hideo Suzuki đã khẳng định tầm quan trọng của việc hỗ trợ các nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng, tôn trọng chân giá trị của họ và tạo điều kiện giúp họ có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, thông qua việc phát triển kinh tế của chính gia đình mình. Công sứ cho rằng, đây là một chương trình tiêu biểu cho khái niệm xã hội nhân đạo mà Nhật Bản đã và đang giới thiệu ra cộng đồng quốc tế và nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của cộng đồng toàn cầu./.
Đây là những nạn nhân bom mìn được tham gia vào chương trình “Sứ mệnh của nấm” để được giúp đỡ, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình.
Chị Nguyễn Thị Nga (55 tuổi) ở thôn Vĩnh An, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, đã bao năm cáng đáng kinh tế gia đình vì chồng chết từ 10 năm trước, mẹ và em cũng thiệt mạng vì bom. Với 3 sào ruộng và làm thuê đủ nghề, vất vả ngược xuôi để nuôi 5 đứa con, nhưng kinh tế gia đình luôn thiếu trước, hụt sau. Từ khi tham gia chương trình, được dạy nghề trồng các loại nấm (linh chi, nấm hương...), có thêm những hiểu biết về cây nấm, chị phấn khởi và tin rằng, với sự chịu thương chịu khó sẵn có, 6 mẹ con chị sẽ thoát khỏi cảnh bữa no, bữa đói và khấm khá dần lên.
Anh Hoàng Kim Phương, ở Cam Tuyền, Cam Lộ, bị mất tay trái vì đụng mìn trong khi thu nhặt phế liệu. Là cha của hai đứa con, anh luôn day dứt vì gia đình chưa bao giờ thoát được cảnh chạy ăn từng bữa. Với sự giúp đỡ của chương trình, anh đã bắt đầu chăm sóc những bịch nấm linh chi. Hiểu được giá trị cao của loài nấm này (giá thu mua 600.000 đồng/kg), anh đã tìm được sinh kế cho gia đình và quyết tâm thoát nghèo từ việc trồng nấm. Nhìn những bịch nấm tủa ra, anh khẳng định, trồng linh chi không quá khó với người khuyết tật và anh còn ấp ủ dự định mở rộng sản xuất nấm sau những thành công đầu tiên...
Trong chiến tranh, mỗi người dân Quảng trị phải “gánh” 7 tấn bom đạn. Đến nay, Quảng Trị vẫn là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của ô nhiễm bom đạn với hơn 80% diện tích bị nhiễm, cao nhất cả nước (tỷ lệ trung bình cả nước là 20%). “Sứ mệnh của Nấm” là chương trình hợp tác giữa HDI (Tổ chức Humpty Dumpty Institute của Mỹ ) và RENEW (dự án tập trung phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh) với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực rà phá bom mìn nhân đạo.
Mục tiêu của RENEW là giảm thiểu thương vong và tai nạn do bom mìn sau chiến tranh gây ra đồng thời hỗ trợ kế sinh nhai cho các gia đình nạn nhân bom mìn. “Sứ mệnh của nấm” hoạt động theo mục tiêu hỗ trợ các nạn nhân bom mìn và tạo cơ hội cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn sống trong các vùng bị ô nhiễm bom mìn trên địa bàn tỉnh Quảng trị thông qua đào tạo nghề, trợ giúp phát triển sản xuất nhằm cải thiện cuộc sống, kinh tế hộ... Lợi nhuận từ chương trình sẽ được đầu tư hỗ trợ các hoạt động rà phá bom mìn nhân đạo của dự án RENEW và nhằm tăng cơ hội cho ngày càng nhiều gia đình nạn nhân bom mìn tham gia.
Chương trình “Sứ mệnh của nấm” đang được triển khai trên diện tích 4,8 ha do Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị quản lý với 8 khu vực từ phòng thí nghiệm đến các xưởng sản xuất, khu vực thuần hóa nấm để thích nghi với điều kiện khí hậu của Quảng Trị... Cơ ngơi này đang được xây dựng thêm những cơ sở để chuyển giao kỹ thuật, khu sản xuất bịch nấm giống, “nhà trồng nấm cộng đồng” nhằm tạo điều kiện cho nhiều hơn nữa những nạn nhân bom mìn được tham gia học nghề, được hỗ trợ sinh kế.
Tiến sỹ Tạ Nhân Ái, cán bộ quản lý kỹ thuật của chương trình cho biết: Chương trình chịu trách nhiệm thiết lập trang trại mẹ, các trang trại vệ tinh, cơ sở sản xuất nấm, bịch giống để cung cấp cho các trang trại và hộ gia đình trồng nấm chất lượng cao có thương hiệu tiêu thụ trong và ngoài nước. Tham gia chương trình, các hộ gia đình được tập huấn về kỹ thuật, cung cấp công cụ, nguyên liệu. Họ có thể tham gia sản xuất tại “Nhà trồng nấm cộng đồng” hoặc nhận các bịch nấm về chăm sóc tại nhà. Toàn bộ sản phẩm nấm của các hộ tham gia dự án sẽ được HDI và RENEW bao tiêu, đóng gói với thương hiệu NAMUS. Dự kiến, trong 5-6 năm tới, chương trình sẽ tiếp tục được mở rộng, từ chỗ hơn 100 hộ tham gia hiện nay lên hơn 1.000 hộ.
Chương trình hỗ trợ nạn nhân bom mìn ở Quảng trị những năm qua đã nhận được sự tài trợ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Tháng 8/2012, Chính phủ Nhật Bản đã ký kết viện trợ không hoàn lại cho chương trình "Sứ mệnh của nấm" gần 123.000 USD nhằm cung cấp trang thiết bị cần thiết cho trung tâm nấm để sản xuất giống. Trong tháng 4 này, một xưởng sản xuất giống nấm sẽ được hoàn thiện cùng với các thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao năng lực sản xuất giống cho trung tâm… Sau khi đi vào hoạt động, xưởng sẽ đạt năng suất 10.000-15.000 bịch nấm/ngày, tăng gấp 10-15 lần so với hiện nay. Với khả năng này, trung tâm sẽ trở thành trang trại sản xuất giống lớn, không những cung cấp giống cho các hộ dân trồng nấm ở Quảng Trị mà còn cả các tỉnh lân cận.
Nhật Bản luôn là quốc gia dẫn đầu trong công cuộc giải quyết hậu quả bom mìn, vật nổ trên toàn thế giới. Ngoài Việt Nam, Nhật Bản cũng có nhiều dự án đầu tư thông qua Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ở các nước, nhằm trợ giúp nạn nhân và các gia đình nạn nhân bom mìn, đồng thời tham gia hỗ trợ việc giáo dục, nâng cao nhận thức người dân về phòng tránh nguy cơ bom mìn.
Tận mắt chứng kiến những thành quả của chương trình “Sứ mệnh của nấm” tại Quảng Trị, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Hideo Suzuki đã khẳng định tầm quan trọng của việc hỗ trợ các nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng, tôn trọng chân giá trị của họ và tạo điều kiện giúp họ có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, thông qua việc phát triển kinh tế của chính gia đình mình. Công sứ cho rằng, đây là một chương trình tiêu biểu cho khái niệm xã hội nhân đạo mà Nhật Bản đã và đang giới thiệu ra cộng đồng quốc tế và nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của cộng đồng toàn cầu./.
Đỗ Quyên (TTXVN)