Ngày 18/1, hãng bảo mật Kaspersky thông báo, phát hiện nhiều mã độc đang hoành hành trên mạng xã hội Twitter.
Theo Kaspersky, người sử dụng internet đang ngày càng ưa chuộng các đường dẫn được rút gọn mà không lường được rất nhiều mã độc được phán tán kèm theo.
Cụ thể, các tài khoản trên Twitter ngày càng xuất hiện nhiều hơn các đường dẫn được rút gọn bởi các dịch vụ nổi tiếng như bit.ly và alturl.com. Các liên kết này có thể bị đổi hướng khiến người dùng bị lừa đến các trang web có chứa mã độc.
Thời gian qua, các chuyên gia của Kaspersky Lab ghi nhận tần suất hoạt động rất cao của các cuộc tấn công bằng mã độc. Đã có hơn 209 triệu cuộc tấn công trên mạng bị chặn đứng chỉ trong vòng 1 tháng.
Ngoài ra, còn hơn 67 triệu âm mưu tấn công máy tính cá nhân thông qua các trang web. Ngoài ra, họ cũng phát hiện và diệt hơn 196 triệu chương trình chứa mã độc và cập nhật 71 triệu mẫu mới vào hệ thống dữ liệu.
Lý giải hiện tượng tấn công mã độc, Kaspersky cho hay, tin tặc thường sử dụng các chương trình chống virus giả mạo và ngày càng hoàn thiện chiến thuật tấn công của mình. Tuy nhiên, kiểu tấn công này thường bị chặn lại bởi các chương trình chống virus chính thống.
Bởi vậy, tội phạm hiện đang chuyển dần môi trường hoạt động của chúng lên các kho dữ liệu trên internet. Bằng cách này, chỉ cần người dùng bị lừa truy cập vào các website có chương trình chống virus giả mạo thì máy tính của họ đã có nguy cơ bị tấn công.
Kasperky cũng cho biết, trong bảng xếp hạng các loại mã độc, các phiên bản mới của dòng Trojan-Downloader.Java.OpenConnection vẫn là một đe dọa đáng sợ. Hai phiên bản mã độc loại này đã đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 7 trong top 20 phần mềm nguy hiểm nhất với tần suất hoạt động đáng báo động với hơn 40.000 cuộc tấn công chỉ trong vòng 24 giờ./.
Theo Kaspersky, người sử dụng internet đang ngày càng ưa chuộng các đường dẫn được rút gọn mà không lường được rất nhiều mã độc được phán tán kèm theo.
Cụ thể, các tài khoản trên Twitter ngày càng xuất hiện nhiều hơn các đường dẫn được rút gọn bởi các dịch vụ nổi tiếng như bit.ly và alturl.com. Các liên kết này có thể bị đổi hướng khiến người dùng bị lừa đến các trang web có chứa mã độc.
Thời gian qua, các chuyên gia của Kaspersky Lab ghi nhận tần suất hoạt động rất cao của các cuộc tấn công bằng mã độc. Đã có hơn 209 triệu cuộc tấn công trên mạng bị chặn đứng chỉ trong vòng 1 tháng.
Ngoài ra, còn hơn 67 triệu âm mưu tấn công máy tính cá nhân thông qua các trang web. Ngoài ra, họ cũng phát hiện và diệt hơn 196 triệu chương trình chứa mã độc và cập nhật 71 triệu mẫu mới vào hệ thống dữ liệu.
Lý giải hiện tượng tấn công mã độc, Kaspersky cho hay, tin tặc thường sử dụng các chương trình chống virus giả mạo và ngày càng hoàn thiện chiến thuật tấn công của mình. Tuy nhiên, kiểu tấn công này thường bị chặn lại bởi các chương trình chống virus chính thống.
Bởi vậy, tội phạm hiện đang chuyển dần môi trường hoạt động của chúng lên các kho dữ liệu trên internet. Bằng cách này, chỉ cần người dùng bị lừa truy cập vào các website có chương trình chống virus giả mạo thì máy tính của họ đã có nguy cơ bị tấn công.
Kasperky cũng cho biết, trong bảng xếp hạng các loại mã độc, các phiên bản mới của dòng Trojan-Downloader.Java.OpenConnection vẫn là một đe dọa đáng sợ. Hai phiên bản mã độc loại này đã đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 7 trong top 20 phần mềm nguy hiểm nhất với tần suất hoạt động đáng báo động với hơn 40.000 cuộc tấn công chỉ trong vòng 24 giờ./.
Trung Hiền (Vietnam+)