Lễ hội Đền Trấn Vũ năm 2010 - một trong những hoạt động hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã được tổ chức ngày 16/4 tại quận Long Biên (Hà Nội).
Đã thành thông lệ, hàng năm vào ngày 3 tháng 3 và ngày 9 tháng 9 âm lịch (là ngày sinh và ngày hóa của thánh Trấn Vũ), nhân dân nơi đây lại tổ chức lễ hội truyền thống để tượng niệm Ngài.
Trong lễ hội, ngoài những nghi thức truyền thống của nhân dân vùng ven sông Hồng, còn tổ chức những trò chơi dân gian độc đáo, trong đó có một trò chơi dân gian khá đặc biệt, hiếm thấy ở nơi khác, đó là kéo co ngồi. Ngoài ra, còn một số trò chơi dân gian khác như thả diều, vật cầu, hất phết, ném còn...
Đền Trấn Vũ tọa lạc trên khoảnh đất rộng, phía trước có hồ bán nguyệt, phía sau là đê sông Hồng. Phía trước thờ thần, phía sau thờ Phật.
Chuyện cũ kể rằng, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) trên đường đem quân Nam chinh, có nghỉ tại Ngọc Trì, huyện Gia Lâm (nay là tổ 5 phường Thạch Bàn, quận Long Biên). Đêm ấy, thánh Trấn Vũ báo mộng phù trợ nhà vua. Sau khi chiến thắng giặc, vua cho lập đền và tạc tượng thờ, gọi là Hiển linh Trấn Vũ quán.
Qua nhiều lần tu sửa, đến nay ngôi đền có dạng kiến trúc chữ "Tam," gồm tiền tế, trung đường và hậu cung. Hiện tại ngôi đền này còn nhiều di vật cổ như bốn pho tượng đá có niên đại thời Lê Trung hưng, hai bia đá thời Nguyễn và đặc biệt có pho tượng đồng thánh Trấn Vũ.
Tượng đồng được đúc trong tư thế ngồi trên một bệ gạch cao một mét, rộng 1,7 mét, dài 2,9 mét. Tượng cao 3,8 mét, nặng khoảng 4 tấn.
Pho tượng Trấn Vũ được làm trong 14 năm, tấm bia "Trấn Vũ điện bi ký" dựng năm 1820 ghi: "Năm Đinh Sửu Cảnh Hưng (1757) đúc tượng đồng. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng thần lại muốn to lớn hơn nên tiết Đông chí năm Mậu Thân 1788) đúc lại tượng... đến tháng tám năm Nhân Tuất (1802) thì hoàn thành."
Như vậy, tượng được làm trong triều Tây Sơn (1788-1801). Đây là pho tượng Trấn Vũ lớn thứ hai hiện có ở Hà Nội và cũng là một tác phẩm tuyệt mỹ của nghề đúc đồng liền khối cổ truyền. Trên tượng không thấy có vết gờ nối hoặc vết hàn bịt.
Đền Trấn Vũ còn thờ Phật. Tại nhà trung đường, đốc bên trái xây bệ đặt các tượng Phật. Trên cùng có ba pho Tam thế tượng trưng cho chư Phật thuộc về ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Dưới có tượng A Di Đà và hai pho Thị giả, ngoài cùng có tòa Cửu Long (Thích Ca sơ sinh).
Hiện nay đền còn lưu giữ được sáu bức hoành phi, tám câu đối, năm ngai thờ gỗ, hai mươi pho tượng tròn các loại, 25 sắc phong thần từ thời Lê đến thời Nguyễn và một số đồ thờ tự khác.
Với các giá trị về kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, đền Trấn Vũ đã được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1990./.
Đã thành thông lệ, hàng năm vào ngày 3 tháng 3 và ngày 9 tháng 9 âm lịch (là ngày sinh và ngày hóa của thánh Trấn Vũ), nhân dân nơi đây lại tổ chức lễ hội truyền thống để tượng niệm Ngài.
Trong lễ hội, ngoài những nghi thức truyền thống của nhân dân vùng ven sông Hồng, còn tổ chức những trò chơi dân gian độc đáo, trong đó có một trò chơi dân gian khá đặc biệt, hiếm thấy ở nơi khác, đó là kéo co ngồi. Ngoài ra, còn một số trò chơi dân gian khác như thả diều, vật cầu, hất phết, ném còn...
Đền Trấn Vũ tọa lạc trên khoảnh đất rộng, phía trước có hồ bán nguyệt, phía sau là đê sông Hồng. Phía trước thờ thần, phía sau thờ Phật.
Chuyện cũ kể rằng, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) trên đường đem quân Nam chinh, có nghỉ tại Ngọc Trì, huyện Gia Lâm (nay là tổ 5 phường Thạch Bàn, quận Long Biên). Đêm ấy, thánh Trấn Vũ báo mộng phù trợ nhà vua. Sau khi chiến thắng giặc, vua cho lập đền và tạc tượng thờ, gọi là Hiển linh Trấn Vũ quán.
Qua nhiều lần tu sửa, đến nay ngôi đền có dạng kiến trúc chữ "Tam," gồm tiền tế, trung đường và hậu cung. Hiện tại ngôi đền này còn nhiều di vật cổ như bốn pho tượng đá có niên đại thời Lê Trung hưng, hai bia đá thời Nguyễn và đặc biệt có pho tượng đồng thánh Trấn Vũ.
Tượng đồng được đúc trong tư thế ngồi trên một bệ gạch cao một mét, rộng 1,7 mét, dài 2,9 mét. Tượng cao 3,8 mét, nặng khoảng 4 tấn.
Pho tượng Trấn Vũ được làm trong 14 năm, tấm bia "Trấn Vũ điện bi ký" dựng năm 1820 ghi: "Năm Đinh Sửu Cảnh Hưng (1757) đúc tượng đồng. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng thần lại muốn to lớn hơn nên tiết Đông chí năm Mậu Thân 1788) đúc lại tượng... đến tháng tám năm Nhân Tuất (1802) thì hoàn thành."
Như vậy, tượng được làm trong triều Tây Sơn (1788-1801). Đây là pho tượng Trấn Vũ lớn thứ hai hiện có ở Hà Nội và cũng là một tác phẩm tuyệt mỹ của nghề đúc đồng liền khối cổ truyền. Trên tượng không thấy có vết gờ nối hoặc vết hàn bịt.
Đền Trấn Vũ còn thờ Phật. Tại nhà trung đường, đốc bên trái xây bệ đặt các tượng Phật. Trên cùng có ba pho Tam thế tượng trưng cho chư Phật thuộc về ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Dưới có tượng A Di Đà và hai pho Thị giả, ngoài cùng có tòa Cửu Long (Thích Ca sơ sinh).
Hiện nay đền còn lưu giữ được sáu bức hoành phi, tám câu đối, năm ngai thờ gỗ, hai mươi pho tượng tròn các loại, 25 sắc phong thần từ thời Lê đến thời Nguyễn và một số đồ thờ tự khác.
Với các giá trị về kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, đền Trấn Vũ đã được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1990./.
Phạm Điệp (Vietnam+)