Ngày 28/5, ngày lễ Phật đản - rằm tháng Tư âm lịch năm nay (Phật lịch 2554, dương lịch 2010), tại các địa phương trong cả nước, các tỉnh, thành hội Phật giáo đã trang trọng tổ chức Đại lễ Mừng Đức Phật đản sinh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nét mới trong mùa Phật đản năm nay là sự lan tỏa của văn hóa Phật giáo ra cộng đồng với các hoạt động trang trí cờ (quốc kỳ, đạo kỳ), đèn hoa, biểu ngữ, biểu tượng Phật giáo và nhiều biểu tượng văn hóa truyền thống Việt Nam tại các khu dân cư, các khu phố, con đường, ngõ hẻm trên toàn thành phố.
Tại tất cả các cơ sở tự viện, nơi thờ tự của Phật giáo đều thiết lập những lễ đài Phật đản trang trọng, lộng lẫy, đậm đà bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Cùng với nghi lễ Phật đản diễn ra trong buổi sáng 28/5, tối cùng ngày các đoàn xe hoa, kiệu hoa với hình tượng Đức Phật Thích Ca của ban đại diện Phật giáo 24 quận, huyện và các cơ sở tự viện đã diễu hành qua các đường phố trong sự đón mừng của đông đảo Phật tử, người dân thành phố.
Tại nhiều ngôi chùa, các thiền viện, tịnh xá cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm di sản văn hóa Phật giáo, pháp khí, tranh ảnh nghệ thuật, thư pháp và các hoạt động Phật sự của Phật giáo thành phố; cùng nhiều buổi tọa đàm, giới thiệu văn hóa ẩm thực chay và các đêm văn nghệ mừng Phật đản.
Bên cạnh đó, các tác phẩm văn nghệ chào mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, ngợi ca quê hương, đất nước, con người Việt Nam cũng đã được giới thiệu, đồng thời nhiều đêm văn nghệ còn gây quỹ ủng hộ người nghèo, bệnh nhân nghèo, trẻ mồ côi.
Tại chùa Diệu Pháp (phường 13, quận Bình Thạnh) còn diễn ra hoạt động thả đèn hoa đăng trên sông Sài Gòn rất ấn tượng với trên 3.000 hoa đăng cầu an cho gia đạo, cầu quốc thái dân an.
Cũng nhân ngày Đản sinh Đức Phật, trước đó, ngày 27/5 (14 tháng Tư âm lịch), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh và tăng, ni, phật tử đã tổ chức lễ tưởng niệm Bồ tát - Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã “vị pháp thiêu thân,” tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sỹ “vị quốc quên thân," những người có cống hiến to lớn cho dân tộc.
Lễ tưởng niệm diễn ra tại Tháp Hòa thượng Thích Quảng Đức (quận 3), Tượng đài Bác Hồ, Tượng đài Quách Thị Trang, Đền tưởng niệm Bến Dược và Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố.
Tại chùa Pháp Hoa (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), các Phật tử lắng nghe Thông điệp Phật Đản 2010, Phật lịch 2554 của Đức Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, diễn văn chào mừng Đại lễ Phật Đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, bài giảng về ý nghĩa Phật Đản của Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo do các đại diện của Ban trị sự hội Phật giáo tỉnh Đắk Nông tuyên đọc.
Tại tỉnh Ninh Thuận, Tỉnh hội Phật giáo Ninh Thuận đã tổ chức lễ viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh. Hơn 100 người gồm các giáo phẩm chức sắc, các tăng ni, phật tử thắp hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì nước.
Ban từ thiện Tỉnh hội cũng đã trao hơn 1.000 suất quà bao gồm gạo, mì tôm và cơm cho những người nghèo, người khó khăn, người lang thang cơ nhỡ, với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng do tăng ni, phật tử và các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong tỉnh đóng góp./.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nét mới trong mùa Phật đản năm nay là sự lan tỏa của văn hóa Phật giáo ra cộng đồng với các hoạt động trang trí cờ (quốc kỳ, đạo kỳ), đèn hoa, biểu ngữ, biểu tượng Phật giáo và nhiều biểu tượng văn hóa truyền thống Việt Nam tại các khu dân cư, các khu phố, con đường, ngõ hẻm trên toàn thành phố.
Tại tất cả các cơ sở tự viện, nơi thờ tự của Phật giáo đều thiết lập những lễ đài Phật đản trang trọng, lộng lẫy, đậm đà bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Cùng với nghi lễ Phật đản diễn ra trong buổi sáng 28/5, tối cùng ngày các đoàn xe hoa, kiệu hoa với hình tượng Đức Phật Thích Ca của ban đại diện Phật giáo 24 quận, huyện và các cơ sở tự viện đã diễu hành qua các đường phố trong sự đón mừng của đông đảo Phật tử, người dân thành phố.
Tại nhiều ngôi chùa, các thiền viện, tịnh xá cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm di sản văn hóa Phật giáo, pháp khí, tranh ảnh nghệ thuật, thư pháp và các hoạt động Phật sự của Phật giáo thành phố; cùng nhiều buổi tọa đàm, giới thiệu văn hóa ẩm thực chay và các đêm văn nghệ mừng Phật đản.
Bên cạnh đó, các tác phẩm văn nghệ chào mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, ngợi ca quê hương, đất nước, con người Việt Nam cũng đã được giới thiệu, đồng thời nhiều đêm văn nghệ còn gây quỹ ủng hộ người nghèo, bệnh nhân nghèo, trẻ mồ côi.
Tại chùa Diệu Pháp (phường 13, quận Bình Thạnh) còn diễn ra hoạt động thả đèn hoa đăng trên sông Sài Gòn rất ấn tượng với trên 3.000 hoa đăng cầu an cho gia đạo, cầu quốc thái dân an.
Cũng nhân ngày Đản sinh Đức Phật, trước đó, ngày 27/5 (14 tháng Tư âm lịch), Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh và tăng, ni, phật tử đã tổ chức lễ tưởng niệm Bồ tát - Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã “vị pháp thiêu thân,” tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sỹ “vị quốc quên thân," những người có cống hiến to lớn cho dân tộc.
Lễ tưởng niệm diễn ra tại Tháp Hòa thượng Thích Quảng Đức (quận 3), Tượng đài Bác Hồ, Tượng đài Quách Thị Trang, Đền tưởng niệm Bến Dược và Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố.
Tại chùa Pháp Hoa (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), các Phật tử lắng nghe Thông điệp Phật Đản 2010, Phật lịch 2554 của Đức Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, diễn văn chào mừng Đại lễ Phật Đản của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, bài giảng về ý nghĩa Phật Đản của Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo do các đại diện của Ban trị sự hội Phật giáo tỉnh Đắk Nông tuyên đọc.
Tại tỉnh Ninh Thuận, Tỉnh hội Phật giáo Ninh Thuận đã tổ chức lễ viếng Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh. Hơn 100 người gồm các giáo phẩm chức sắc, các tăng ni, phật tử thắp hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì nước.
Ban từ thiện Tỉnh hội cũng đã trao hơn 1.000 suất quà bao gồm gạo, mì tôm và cơm cho những người nghèo, người khó khăn, người lang thang cơ nhỡ, với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng do tăng ni, phật tử và các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong tỉnh đóng góp./.
(TTXVN/Vietnam+)