Đánh giá về công tác thanh tra năm 2012, Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở tuy có chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm các thủ tục hành chính, chế độ báo cáo và thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và cam kết bảo vệ môi trường.
Đồng thời không ít doanh nghiệp vi phạm về quản lý chất thải nguy hại, hoặc tự ý điều chỉnh, thay đổi thiết kế, công nghệ của các công trình xử lý chất thải, nhằm xả trộm chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường. Tình trạng xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép ra ngoài môi trường cũng khá phổ biến. Một số doanh nghiệp còn có hành vi kê khai thiếu, trốn tránh nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường khác.
Trong tổng số 429 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố được Tổng cục Môi trường thanh tra trong năm 2012, có đến 157 cơ sở vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với số tiền đề nghị xử phạt lên tới 32,7 tỷ đồng.
Cụ thể như Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang xả trên 1.500m3/ngày ra ngoài môi trường, Khu công nghiệp Liên Chiểu và Công ty Gốm sứ Cosani (thành phố Đà Nẵng) xả hàng trăm m3 nước thải/ngày; Xí nghiệp chế biến thủy sản Cầu Quang thuộc Công ty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh xả trên 400m3 nước thải/ngày, Công ty Thủy sản Cửu Long cũng thuộc tỉnh Trà Vinh xả thải khoảng 400m3/ngày; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương-Vĩnh Long, Công ty cổ phần bia Hà Nội-Nghệ An, Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa, Công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An thuộc Tổng công ty Việt Thắng xả thải 2.000m3/ngày; Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất cơ khí và dịch vụ Đại Phúc thuộc Thành phố Hồ Chí Minh thậm chí còn xả nước thải nhiễm dầu và chất thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ngoài xử phạt và buộc các doanh nghiệp khắc phục vi phạm theo quy định, Thanh tra Tổng cục Môi trường cũng đã đề nghị tước giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất cơ khí và dịch vụ Đại Phúc; tạm dừng hoạt động 12 tháng đối với Công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An; thu hồi 4 giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại đã cấp cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên Thông Xanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại-xây dựng Đa Lộc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại-dịch vụ Hạnh Thiên và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ Bản. Riêng Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ môi trường Túy Hương, Tổng cục Môi trường đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội thu hồi giấy phép hành nghề đã cấp cho đơn vị này.
Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra về môi trường đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong năm 2013, Tổng cục Môi trường sẽ tiến hành thanh tra thường xuyên 7 vấn đề trọng tâm trên lĩnh vực môi trường, trong đó tập trung thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở khai thác, chế biến và tàng trữ dầu khí, cũng như kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở hành nghề quản lý chất thải nguy hại, do Tổng cục Môi trường và địa phương cấp phép.../.
Đồng thời không ít doanh nghiệp vi phạm về quản lý chất thải nguy hại, hoặc tự ý điều chỉnh, thay đổi thiết kế, công nghệ của các công trình xử lý chất thải, nhằm xả trộm chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường. Tình trạng xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép ra ngoài môi trường cũng khá phổ biến. Một số doanh nghiệp còn có hành vi kê khai thiếu, trốn tránh nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường khác.
Trong tổng số 429 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố được Tổng cục Môi trường thanh tra trong năm 2012, có đến 157 cơ sở vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với số tiền đề nghị xử phạt lên tới 32,7 tỷ đồng.
Cụ thể như Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang xả trên 1.500m3/ngày ra ngoài môi trường, Khu công nghiệp Liên Chiểu và Công ty Gốm sứ Cosani (thành phố Đà Nẵng) xả hàng trăm m3 nước thải/ngày; Xí nghiệp chế biến thủy sản Cầu Quang thuộc Công ty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh xả trên 400m3 nước thải/ngày, Công ty Thủy sản Cửu Long cũng thuộc tỉnh Trà Vinh xả thải khoảng 400m3/ngày; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương-Vĩnh Long, Công ty cổ phần bia Hà Nội-Nghệ An, Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa, Công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An thuộc Tổng công ty Việt Thắng xả thải 2.000m3/ngày; Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất cơ khí và dịch vụ Đại Phúc thuộc Thành phố Hồ Chí Minh thậm chí còn xả nước thải nhiễm dầu và chất thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ngoài xử phạt và buộc các doanh nghiệp khắc phục vi phạm theo quy định, Thanh tra Tổng cục Môi trường cũng đã đề nghị tước giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất cơ khí và dịch vụ Đại Phúc; tạm dừng hoạt động 12 tháng đối với Công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An; thu hồi 4 giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại đã cấp cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên Thông Xanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại-xây dựng Đa Lộc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại-dịch vụ Hạnh Thiên và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ Bản. Riêng Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ môi trường Túy Hương, Tổng cục Môi trường đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội thu hồi giấy phép hành nghề đã cấp cho đơn vị này.
Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra về môi trường đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong năm 2013, Tổng cục Môi trường sẽ tiến hành thanh tra thường xuyên 7 vấn đề trọng tâm trên lĩnh vực môi trường, trong đó tập trung thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở khai thác, chế biến và tàng trữ dầu khí, cũng như kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở hành nghề quản lý chất thải nguy hại, do Tổng cục Môi trường và địa phương cấp phép.../.
Văn Hào (TTXVN)