Sáng 23/11, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất đã bế mạc với nhiều giải pháp, đề xuất thiết thực nhằm tạo bước đột phá cho công tác người Việt Nam ở nước ngoài thời gian tới.
Về xây dựng cơ chế, chính sách, nhiều đại biểu kiến nghị Nhà nước cần hoàn thiện sớm các chính sách về tạo thuận lợi và mở rộng diện người Việt Nam ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở trong nước; đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký công dân, thủ tục về nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam; tạo điều kiện cho kiều bào được tiếp tục hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm xã hội của nước sở tại sau khi hồi hương về nước.
Cùng với đó, Nhà nước cần có những chính sách mới mang tính đột phá để thu hút mạnh mẽ chuyên gia, trí thức kiều bào trở về nước, đồng thời cần thành lập tổ chức đầu mối để tập hợp và hỗ trợ lực lượng này.
Các bộ, ngành cũng cần sớm thành lập nhóm chuyên gia trí thức đầu ngành ở những lĩnh vực quan trọng nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Trong công tác bảo hộ công dân và pháp nhân người Việt Nam ở nước ngoài, đa số ý kiến đề nghị Nhà nước cần đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hiệp định và thỏa thuận song phương, đa phương và tác động ở cấp cao trong quan hệ với các nước có đông người Việt sinh sống nhằm giúp bà con có vị trí pháp lý ổn định để bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú.
Bên cạnh đó, nhiều giải pháp về giữ gìn và phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, dạy và học tiếng Việt, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức và tập hợp cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng đã được các đại biểu đề xuất.
Phát biểu ý kiến tổng kết hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban chỉ đạo hội nghị Phạm Gia Khiêm nêu rõ tầm vóc và ý nghĩa to lớn của hội nghị - là biểu hiện sinh động ý chí và nguyện vọng của gần 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới, cùng đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu xây dựng cộng đồng vững mạnh và hướng về quê hương đất nước.
Hội nghị còn là một mốc dấu quan trọng trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước. Đây là hội nghị đầu tiên được tổ chức quy mô lớn nhất và số lượng tham gia đông đảo nhất, với gần 900 đại biểu Việt kiều trở về từ 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thành phần tham dự đại hội cũng hết sức đa dạng, bao gồm các chuyên gia, trí thức, doanh nhân, lãnh đạo các hội đoàn, các nhà hoạt động xã hội, tôn giáo, văn nghệ sĩ, người có công, thanh niên sinh viên… đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp, thế hệ trong cộng đồng người Việt Nam ở các nước trên thế giới.
Hội nghị cũng đã thu hút gần 500 đại biểu từ các cơ quan, bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và 51 tỉnh, thành trong nước, thể hiện sự quan tâm cũng như ý thức trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Hội nghị đã diễn ra trong không khí ấm cúng, phấn khởi của ngày hội đại đoàn kết dân tộc. Các đại biểu Việt kiều đều cảm nhận được tình cảm ấm áp, gần gũi của quê hương với người con đi xa trở về. Bên cạnh chương trình chính thức, nhiều hình thức hoạt động tham quan, giao lưu còn giúp các đại biểu Việt kiều có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về những thành tựu của đất nước, về đời sống của nhân dân trong nước cũng như những nét tiêu biểu của nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan liên quan đã tham gia phối hợp tổ chức tốt hội nghị. Việc tổ chức một hội nghị lớn với gần 1.500 đại biểu trong và ngoài nước, ngoài các phiên họp toàn thể còn có 4 hội nghị chuyên đề với các chủ đề khác nhau do 8 bộ, ngành đồng chủ trì đòi hỏi các cơ quan liên quan phải có sự thông tin, phối hợp chặt chẽ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn cho biết, những ý kiến này sẽ là cơ sở để Đảng, Nhà nước hoạch định những chính sách hiệu quả và thiết thực hơn đối với kiều bào.
Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã trao tặng bằng khen và kỷ niệm chương cho 21 tập thể và cá nhân kiều bào đã có thành tích xuất sắc trong công tác vận động cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước.
Chiều nay, các đại biểu sẽ dự lễ kỷ niệm 50 ngày thành lập Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và tham dự chương trình “Đại nhạc hội-Việt Nam quê hương tôi” chào mừng thành công hội nghị./.
Về xây dựng cơ chế, chính sách, nhiều đại biểu kiến nghị Nhà nước cần hoàn thiện sớm các chính sách về tạo thuận lợi và mở rộng diện người Việt Nam ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở trong nước; đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký công dân, thủ tục về nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam; tạo điều kiện cho kiều bào được tiếp tục hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm xã hội của nước sở tại sau khi hồi hương về nước.
Cùng với đó, Nhà nước cần có những chính sách mới mang tính đột phá để thu hút mạnh mẽ chuyên gia, trí thức kiều bào trở về nước, đồng thời cần thành lập tổ chức đầu mối để tập hợp và hỗ trợ lực lượng này.
Các bộ, ngành cũng cần sớm thành lập nhóm chuyên gia trí thức đầu ngành ở những lĩnh vực quan trọng nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Trong công tác bảo hộ công dân và pháp nhân người Việt Nam ở nước ngoài, đa số ý kiến đề nghị Nhà nước cần đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hiệp định và thỏa thuận song phương, đa phương và tác động ở cấp cao trong quan hệ với các nước có đông người Việt sinh sống nhằm giúp bà con có vị trí pháp lý ổn định để bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú.
Bên cạnh đó, nhiều giải pháp về giữ gìn và phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, dạy và học tiếng Việt, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức và tập hợp cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng đã được các đại biểu đề xuất.
Phát biểu ý kiến tổng kết hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban chỉ đạo hội nghị Phạm Gia Khiêm nêu rõ tầm vóc và ý nghĩa to lớn của hội nghị - là biểu hiện sinh động ý chí và nguyện vọng của gần 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới, cùng đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu xây dựng cộng đồng vững mạnh và hướng về quê hương đất nước.
Hội nghị còn là một mốc dấu quan trọng trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước. Đây là hội nghị đầu tiên được tổ chức quy mô lớn nhất và số lượng tham gia đông đảo nhất, với gần 900 đại biểu Việt kiều trở về từ 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thành phần tham dự đại hội cũng hết sức đa dạng, bao gồm các chuyên gia, trí thức, doanh nhân, lãnh đạo các hội đoàn, các nhà hoạt động xã hội, tôn giáo, văn nghệ sĩ, người có công, thanh niên sinh viên… đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp, thế hệ trong cộng đồng người Việt Nam ở các nước trên thế giới.
Hội nghị cũng đã thu hút gần 500 đại biểu từ các cơ quan, bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và 51 tỉnh, thành trong nước, thể hiện sự quan tâm cũng như ý thức trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Hội nghị đã diễn ra trong không khí ấm cúng, phấn khởi của ngày hội đại đoàn kết dân tộc. Các đại biểu Việt kiều đều cảm nhận được tình cảm ấm áp, gần gũi của quê hương với người con đi xa trở về. Bên cạnh chương trình chính thức, nhiều hình thức hoạt động tham quan, giao lưu còn giúp các đại biểu Việt kiều có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về những thành tựu của đất nước, về đời sống của nhân dân trong nước cũng như những nét tiêu biểu của nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan liên quan đã tham gia phối hợp tổ chức tốt hội nghị. Việc tổ chức một hội nghị lớn với gần 1.500 đại biểu trong và ngoài nước, ngoài các phiên họp toàn thể còn có 4 hội nghị chuyên đề với các chủ đề khác nhau do 8 bộ, ngành đồng chủ trì đòi hỏi các cơ quan liên quan phải có sự thông tin, phối hợp chặt chẽ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn cho biết, những ý kiến này sẽ là cơ sở để Đảng, Nhà nước hoạch định những chính sách hiệu quả và thiết thực hơn đối với kiều bào.
Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã trao tặng bằng khen và kỷ niệm chương cho 21 tập thể và cá nhân kiều bào đã có thành tích xuất sắc trong công tác vận động cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước.
Chiều nay, các đại biểu sẽ dự lễ kỷ niệm 50 ngày thành lập Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và tham dự chương trình “Đại nhạc hội-Việt Nam quê hương tôi” chào mừng thành công hội nghị./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)