Theo kinh nghiệm tuyển sinh, ngành Công nghệ sinh học có mức điểm chuẩn khá cao. Tuy nhiên, so với mức điểm chuẩn năm 2009, vẫn còn nhiều “cửa” đối với những thí sinh có sức học trung bình khá.
Hiện nay cả nước có xấp xỉ 50 trường đại học, cao đẳng đào tạo nhóm ngành công nghệ sinh học. Để thi vào nhóm ngành này, thí sinh có thể thi các khối A, B hoặc D1 (rất ít trường tuyển khối này).
Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đang đào tạo một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein - enzym và kỹ thuật di truyền, tin-sinh học, các ngành công nghệ sinh học nông nghiệp - công nghiệp - môi trường - thực phẩm - y dược.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này được công nhận là cử nhân hoặc kỹ sư, làm việc tại các lĩnh vực y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm...); nông-lâm-ngư-nghiệp (giống, bệnh, chất lượng); công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học).
Các doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanh… luôn cần tuyển những nhân viên mới, có năng lực để tiếp cận các công nghệ hiện đại. Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Dutch Lady…
Ngoài ra còn có rất nhiều công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước chuyên về xử lý chất thải, môi trường, thực phẩm…
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì ngành công nghệ sinh học làm việc trên các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền chỉ có ở các cơ sở nghiên cứu, các công ty lớn tập trung ở các thành phố lớn.
Do đó đa số sinh viên tốt nghiệp hiện tại chỉ tập trung ở thành phố. Đây được xem là một lý do khiến đầu ra gặp khó khăn./.
Hiện nay cả nước có xấp xỉ 50 trường đại học, cao đẳng đào tạo nhóm ngành công nghệ sinh học. Để thi vào nhóm ngành này, thí sinh có thể thi các khối A, B hoặc D1 (rất ít trường tuyển khối này).
Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đang đào tạo một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein - enzym và kỹ thuật di truyền, tin-sinh học, các ngành công nghệ sinh học nông nghiệp - công nghiệp - môi trường - thực phẩm - y dược.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này được công nhận là cử nhân hoặc kỹ sư, làm việc tại các lĩnh vực y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm...); nông-lâm-ngư-nghiệp (giống, bệnh, chất lượng); công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học).
Các doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanh… luôn cần tuyển những nhân viên mới, có năng lực để tiếp cận các công nghệ hiện đại. Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là Unilever, Kimberly, Bia Việt Nam, San Miguel, Dutch Lady…
Ngoài ra còn có rất nhiều công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước chuyên về xử lý chất thải, môi trường, thực phẩm…
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì ngành công nghệ sinh học làm việc trên các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền chỉ có ở các cơ sở nghiên cứu, các công ty lớn tập trung ở các thành phố lớn.
Do đó đa số sinh viên tốt nghiệp hiện tại chỉ tập trung ở thành phố. Đây được xem là một lý do khiến đầu ra gặp khó khăn./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)