Huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) hiện có 11 dự án thủy điện được quy hoạch với tổng công suất gần 109MW. Đến nay, mới chỉ có sáu dự án đang triển khai thi công, ba dự án công trình đang lập dự án và hai công trình chưa có chủ trương đầu tư.
Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các dự án thủy điện này đều chậm tiến độ hoặc ngừng thi công; trong khi đó, việc đền bù, khai hoang đất sản xuất cho người dân vẫn chưa thực hiện xong.
Hiện tại, trong số sáu công trình thủy điện đang thi công trên địa bàn Đăk Glei thì có một công trình bị đình chỉ thi công (thủy điện Đăk Mek 3), năm công trình còn lại đã ngừng thi công.
Theo ông Nguyễn Phúc Phận, Bí thư huyện ủy Đăk Glei, các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện, vì vậy các cấp có thẩm quyền nên sớm xem xét và xử lý.
Hiện nhiều dự án công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định canh tái định cư rất chậm hoặc chưa đền bù, điển hình như thủy điện Đăk Mi 1 và Đăk Pru. Thậm chí, có dự án sau khi lập quy hoạch và xây dựng phương án tái canh nhưng người dân không thể sản xuất hoặc tiến độ tái canh chậm như thủy điện Đăk Brót. Cá biệt có dự án lợi dụng làm thủy điện để đãi vàng như thủy điện Đăk Brót.
Theo ông Nguyễn Đình Bắc, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, cho biết theo đúng luật thì các dự án kéo dài sau 12 tháng nếu dự án không triển khai các thủ tục tiếp theo như giao đất, thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng... sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, theo thực tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên tỉnh Kon Tum cũng chỉ gia hạn thêm chứ không có biện pháp mạnh khác./.
Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các dự án thủy điện này đều chậm tiến độ hoặc ngừng thi công; trong khi đó, việc đền bù, khai hoang đất sản xuất cho người dân vẫn chưa thực hiện xong.
Hiện tại, trong số sáu công trình thủy điện đang thi công trên địa bàn Đăk Glei thì có một công trình bị đình chỉ thi công (thủy điện Đăk Mek 3), năm công trình còn lại đã ngừng thi công.
Theo ông Nguyễn Phúc Phận, Bí thư huyện ủy Đăk Glei, các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện, vì vậy các cấp có thẩm quyền nên sớm xem xét và xử lý.
Hiện nhiều dự án công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định canh tái định cư rất chậm hoặc chưa đền bù, điển hình như thủy điện Đăk Mi 1 và Đăk Pru. Thậm chí, có dự án sau khi lập quy hoạch và xây dựng phương án tái canh nhưng người dân không thể sản xuất hoặc tiến độ tái canh chậm như thủy điện Đăk Brót. Cá biệt có dự án lợi dụng làm thủy điện để đãi vàng như thủy điện Đăk Brót.
Theo ông Nguyễn Đình Bắc, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, cho biết theo đúng luật thì các dự án kéo dài sau 12 tháng nếu dự án không triển khai các thủ tục tiếp theo như giao đất, thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng... sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, theo thực tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên tỉnh Kon Tum cũng chỉ gia hạn thêm chứ không có biện pháp mạnh khác./.
Cao Nguyên (TTXVN)