Nhiều đại biểu dự hội nghị “Xúc tiến đầu tư vào Quảng Trị” vừa diễn ra tại Hà Nội nhận định, tính đến nay, tỉnh Quảng Trị mới thu hút được 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với quy mô vốn đầu tư đạt hơn 45 triệu USD. Kết quả này còn nhỏ nếu đem so sánh với tiềm năng và thế mạnh mà tỉnh Quảng Trị có.
Tiềm năng, lợi thế cần được khai thác
Theo ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vị trí chiến lược trong hành lang kinh tế Đông-Tây, Quảng Trị là đầu mối quan trọng ở khu vực miền Trung Việt Nam và hoàn toàn có khả năng trở thành một trong những trung tâm giao lưu, hợp tác phát triển với các địa phương trong nước cũng như các nước trong vùng sông Mekong mở rộng; là một trong những cửa ngõ hướng ra biển Đông của các nước và vùng lãnh thổ trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây.
Đánh giá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhận định tỉnh có điều kiện tự nhiên ba vùng rõ rệt, bao gồm miền núi-trung du, đồng bằng và ven biển. Trong đó, miền núi-trung du có nhiều tiềm năng phát triển mạnh trồng rừng, cây công nghiệp và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; vùng đồng bằng với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp toàn diện và có những vùng đất bazan màu mỡ, đã và đang phát triển mạnh, theo hướng tập trung các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu và càphê; vùng ven biển với bờ biển dài có điều kiện tốt để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Bên cạnh đó, Quảng Trị cũng là địa phương có rất nhiều khu kinh tế, công nghiệp lớn, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư như Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá…
Những năm qua, kinh tế Quảng Trị đạt được những thành tựu khá ấn tượng. Tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2011 xấp xỉ 10%, có sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu kinh tế với ngành công nghiệp, xây dựng. Riêng năm 2011, dù kinh tế trong nước và thế giới nhiều khó khăn nhưng tỉnh Quảng Trị vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP 9,6%, gần gấp đôi mức tăng trưởng chung cả cả nước.
Sẽ có nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư
Nhằm từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Quảng Trị đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 với mức tăng trưởng GDP bình quân 12,5-13,5%. Để đạt được mục tiêu này, Quảng Trị đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành công nghiệp có lợi thế như thủy điện, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, chế biến thực phẩm, đồ uống…, chú trọng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo hàng hoá xuất khẩu.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị khẳng định, lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương tỉnh Quảng Trị tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tới Quảng Trị tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh.
Các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngoài các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định chung của Chính phủ còn được hưởng một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ do Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành. Cụ thể, miễn tiền thuê đất từ 3-15 năm kể từ ngày dự án đi vào hoạt động đối với các dự án ngoài Khu công nghiệp, Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo; miễn tiền thuê đất 11 năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt động đối với các dự án trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Ngoài ra, sẽ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thờn gian từ 2-4 năm kể từ ngày có thu nhập chịu thuế; giảm 50% trong thời gian 4-9 năm tiếp theo và áp dụng thuế suất 10-20% trong thời gian 10-15 năm tùy theo dự án thuộc lĩnh vực và địa bàn đầu tư; hỗ trợ chi phí đào tạo nghề một lần với mức 500.000-1 triệu đồng/lao động tùy theo loại hình đào tạo nghề; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ngoài hàng rào dự án; hỗ trợ giải phóng mặt bằng; và cam kết giải quyết nhanh nhất các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao đất cho thuê đất kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015, Quảng Trị chủ trương gọi vốn đầu tư cho 58 dự án tập trung ở các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch, nông-lâm-ngư nghiệp và cơ sở hạ tầng với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD.
Trong đó, có nhiều dự án có giá trị vốn lớn như dự án Tổ hợp điện gió trên phạm vi toàn tỉnh (6 tỷ USD), Dự án nhà máy nhiệt điện khí (1,5 tỷ USD), Trung tâm điện than Bắc miền Trung (2,4 tỷ USD), Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị giai đoạn một (1,5-1,8 tỷ USD) và Dự án xây dựng cảng Mỹ Thủy (745 triệu USD)…
Đây được xem là những dự án nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển mạnh hệ thống đô thị, tạo động lực phát triển cho các vùng trong tỉnh. Bên cạnh những dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian đầu tư dài, thời gian hoàn vốn lâu, Quảng Trị cũng chủ trương thúc đẩy mạnh việc kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài, kêu gọi đầu tư vào những dự án có quy mô nhỏ hơn, sớm đem lại hiệu quả sau khi đầu tư./.
Tiềm năng, lợi thế cần được khai thác
Theo ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vị trí chiến lược trong hành lang kinh tế Đông-Tây, Quảng Trị là đầu mối quan trọng ở khu vực miền Trung Việt Nam và hoàn toàn có khả năng trở thành một trong những trung tâm giao lưu, hợp tác phát triển với các địa phương trong nước cũng như các nước trong vùng sông Mekong mở rộng; là một trong những cửa ngõ hướng ra biển Đông của các nước và vùng lãnh thổ trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây.
Đánh giá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhận định tỉnh có điều kiện tự nhiên ba vùng rõ rệt, bao gồm miền núi-trung du, đồng bằng và ven biển. Trong đó, miền núi-trung du có nhiều tiềm năng phát triển mạnh trồng rừng, cây công nghiệp và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; vùng đồng bằng với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp toàn diện và có những vùng đất bazan màu mỡ, đã và đang phát triển mạnh, theo hướng tập trung các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu và càphê; vùng ven biển với bờ biển dài có điều kiện tốt để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Bên cạnh đó, Quảng Trị cũng là địa phương có rất nhiều khu kinh tế, công nghiệp lớn, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư như Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá…
Những năm qua, kinh tế Quảng Trị đạt được những thành tựu khá ấn tượng. Tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2011 xấp xỉ 10%, có sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu kinh tế với ngành công nghiệp, xây dựng. Riêng năm 2011, dù kinh tế trong nước và thế giới nhiều khó khăn nhưng tỉnh Quảng Trị vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP 9,6%, gần gấp đôi mức tăng trưởng chung cả cả nước.
Sẽ có nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư
Nhằm từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Quảng Trị đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 với mức tăng trưởng GDP bình quân 12,5-13,5%. Để đạt được mục tiêu này, Quảng Trị đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành công nghiệp có lợi thế như thủy điện, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, chế biến thực phẩm, đồ uống…, chú trọng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo hàng hoá xuất khẩu.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị khẳng định, lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương tỉnh Quảng Trị tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tới Quảng Trị tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh.
Các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngoài các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định chung của Chính phủ còn được hưởng một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ do Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành. Cụ thể, miễn tiền thuê đất từ 3-15 năm kể từ ngày dự án đi vào hoạt động đối với các dự án ngoài Khu công nghiệp, Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo; miễn tiền thuê đất 11 năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt động đối với các dự án trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Ngoài ra, sẽ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thờn gian từ 2-4 năm kể từ ngày có thu nhập chịu thuế; giảm 50% trong thời gian 4-9 năm tiếp theo và áp dụng thuế suất 10-20% trong thời gian 10-15 năm tùy theo dự án thuộc lĩnh vực và địa bàn đầu tư; hỗ trợ chi phí đào tạo nghề một lần với mức 500.000-1 triệu đồng/lao động tùy theo loại hình đào tạo nghề; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ngoài hàng rào dự án; hỗ trợ giải phóng mặt bằng; và cam kết giải quyết nhanh nhất các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao đất cho thuê đất kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015, Quảng Trị chủ trương gọi vốn đầu tư cho 58 dự án tập trung ở các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch, nông-lâm-ngư nghiệp và cơ sở hạ tầng với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD.
Trong đó, có nhiều dự án có giá trị vốn lớn như dự án Tổ hợp điện gió trên phạm vi toàn tỉnh (6 tỷ USD), Dự án nhà máy nhiệt điện khí (1,5 tỷ USD), Trung tâm điện than Bắc miền Trung (2,4 tỷ USD), Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị giai đoạn một (1,5-1,8 tỷ USD) và Dự án xây dựng cảng Mỹ Thủy (745 triệu USD)…
Đây được xem là những dự án nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển mạnh hệ thống đô thị, tạo động lực phát triển cho các vùng trong tỉnh. Bên cạnh những dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian đầu tư dài, thời gian hoàn vốn lâu, Quảng Trị cũng chủ trương thúc đẩy mạnh việc kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài, kêu gọi đầu tư vào những dự án có quy mô nhỏ hơn, sớm đem lại hiệu quả sau khi đầu tư./.
Quang Toàn (TTXVN)