Bắt đầu từ 0 giờ ngày 8/7 vừa qua,Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã chính thức thu phí tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình.
Tuy nhiên ngay trong ngày đầu thực hiện do lưu lượng xe tăng đột biến (khoảng 13.000 đến 14.000 lượt xe) đã xảy ra tình trạng ách tắc giao thông tại các điểm thu phí.
Lý giải về việc này, ông Bùi Đình Tuấn, Giám đốc Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam cho rằng việc ách tắc là do nhiều lái xe khách lần đầu đi vào đường cao tốc đã không đồng tình với giá thu phí nên nhân viên của công ty phải mất thời gian giải thích dẫn tới việc chậm trễ lưu thông xe qua trạm.
Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế đã cho thấy ngoài nguyên nhân trên còn một nguyên nhân khác là do cách thu phí còn bất hợp lý dẫn tới chậm trễ lưu thông các xe qua trạm thu phí. Do các phương tiện đi vào đường cao tốc sẽ phải lấy vé xác nhận vị trí bắt đầu sử dụng đường cao tốc, căn cứ các vé này, tại các vị trí phương tiện ra khỏi đường cao tốc sẽ nộp phí sử dụng đường cao tốc theo từng loại xe và quãng đường thực tế xe đã chạy trên đường cao tốc.
Chính vì quy định trên nên khi các xe tới các trạm phải thu phí, nhân viên thu phí phải mất tới vài phút để xem vé xác định vị trí xe bắt đầu tham gia lưu thông trên đường cao tốc, chủng loại xe mới đưa ra mức phí thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông. Do vậy nên khi phương tiện giao thông qua trạm thu phí với lưu lượng lớn đã dẫn tới ách tắc.
Việc thu phí như trên không những vừa mất thời gian lại dễ gây ra những bất đồng với người điều khiển phương tiên giao thông. Để giải quyết việc ách tắc, đơn vị được giao vận hành đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đã phải thực hiện một phương pháp rất “thủ công” là cử cán bộ ra phân luồng xe vào trạm thu phí ở một tuyến đường được cho là “hiện đại.”
Ngoài ra, việc thu phí ở đây vẫn được thực hiện theo hình thức thu tiền mặt như ở nhiều trạm thu phí khác nên nhân viên trạm thu phí đôi khi lại mất thêm vài phút để trả lại tiền vì mức phí từng loại xe và hành trình các xe khi vào đường cao tốc không giống nhau dẫn tới mức phí khác nhau. Nguyên nhân này cũng làm chậm rất nhiều thời gian xe qua trạm thu phí và xảy ra ách tắc là điều khó tránh khỏi khi lưu lương xe tăng đột biến vào các ngày nghỉ, ngày lễ.
Theo Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam, những phương tiện tham gia lưu thông trên đường cao tốc chịu mức phí cao nhưng sẽ được hưởng các dịch vụ như cứu hộ, y tế khi xe gặp sự cố tai nạn, chết máy… Hiện nay, đợn vị quản lý cũng đã tiến hành ký hợp đồng với một đơn vị có phương tiên cứu hộ và y yế của các tỉnh có tuyến đường đi qua. Tuy nhiên các đơn vị mà Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam ký đều là các đơn vị tư nhân nên cũng không ít ý kiến lo ngại về năng lực chuyên môn của những đơn vị này.
Trước đó, VEC đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính đề xuất phương án thu phí tạm dự án đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình với mức phí từ 70.000-280.000 đồng/lượt, tùy theo từng nhóm xe.
Cầu Giẽ-Ninh Bình là tuyến đường cao tốc đầu tiên ở khu vực phía Bắc, có chiều dài 50km. Dự án có tổng vốn đầu tư xấp xỉ 9.000 tỷ đồng. Công trình được thiết kế đạt chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô nền đường 6 làn xe, mặt đường 4 làn xe và tốc độ thiết kế 100-120km/h./.
Tuy nhiên ngay trong ngày đầu thực hiện do lưu lượng xe tăng đột biến (khoảng 13.000 đến 14.000 lượt xe) đã xảy ra tình trạng ách tắc giao thông tại các điểm thu phí.
Lý giải về việc này, ông Bùi Đình Tuấn, Giám đốc Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam cho rằng việc ách tắc là do nhiều lái xe khách lần đầu đi vào đường cao tốc đã không đồng tình với giá thu phí nên nhân viên của công ty phải mất thời gian giải thích dẫn tới việc chậm trễ lưu thông xe qua trạm.
Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế đã cho thấy ngoài nguyên nhân trên còn một nguyên nhân khác là do cách thu phí còn bất hợp lý dẫn tới chậm trễ lưu thông các xe qua trạm thu phí. Do các phương tiện đi vào đường cao tốc sẽ phải lấy vé xác nhận vị trí bắt đầu sử dụng đường cao tốc, căn cứ các vé này, tại các vị trí phương tiện ra khỏi đường cao tốc sẽ nộp phí sử dụng đường cao tốc theo từng loại xe và quãng đường thực tế xe đã chạy trên đường cao tốc.
Chính vì quy định trên nên khi các xe tới các trạm phải thu phí, nhân viên thu phí phải mất tới vài phút để xem vé xác định vị trí xe bắt đầu tham gia lưu thông trên đường cao tốc, chủng loại xe mới đưa ra mức phí thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông. Do vậy nên khi phương tiện giao thông qua trạm thu phí với lưu lượng lớn đã dẫn tới ách tắc.
Việc thu phí như trên không những vừa mất thời gian lại dễ gây ra những bất đồng với người điều khiển phương tiên giao thông. Để giải quyết việc ách tắc, đơn vị được giao vận hành đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đã phải thực hiện một phương pháp rất “thủ công” là cử cán bộ ra phân luồng xe vào trạm thu phí ở một tuyến đường được cho là “hiện đại.”
Ngoài ra, việc thu phí ở đây vẫn được thực hiện theo hình thức thu tiền mặt như ở nhiều trạm thu phí khác nên nhân viên trạm thu phí đôi khi lại mất thêm vài phút để trả lại tiền vì mức phí từng loại xe và hành trình các xe khi vào đường cao tốc không giống nhau dẫn tới mức phí khác nhau. Nguyên nhân này cũng làm chậm rất nhiều thời gian xe qua trạm thu phí và xảy ra ách tắc là điều khó tránh khỏi khi lưu lương xe tăng đột biến vào các ngày nghỉ, ngày lễ.
Theo Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam, những phương tiện tham gia lưu thông trên đường cao tốc chịu mức phí cao nhưng sẽ được hưởng các dịch vụ như cứu hộ, y tế khi xe gặp sự cố tai nạn, chết máy… Hiện nay, đợn vị quản lý cũng đã tiến hành ký hợp đồng với một đơn vị có phương tiên cứu hộ và y yế của các tỉnh có tuyến đường đi qua. Tuy nhiên các đơn vị mà Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam ký đều là các đơn vị tư nhân nên cũng không ít ý kiến lo ngại về năng lực chuyên môn của những đơn vị này.
Trước đó, VEC đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính đề xuất phương án thu phí tạm dự án đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình với mức phí từ 70.000-280.000 đồng/lượt, tùy theo từng nhóm xe.
Cầu Giẽ-Ninh Bình là tuyến đường cao tốc đầu tiên ở khu vực phía Bắc, có chiều dài 50km. Dự án có tổng vốn đầu tư xấp xỉ 9.000 tỷ đồng. Công trình được thiết kế đạt chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô nền đường 6 làn xe, mặt đường 4 làn xe và tốc độ thiết kế 100-120km/h./.
Hồng Ninh (TTXVN)