Thực hiện chính sách thu mua lúa tạm trữ vụ Đông Xuân 2012-2013, 14 doanh nghiệp trong tỉnh Long An hiện đã hoàn thành chỉ tiêu thu mua 87.000 tấn lúa quy gạo do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phân bổ.
Tuy nhiên, do số lượng khống chế, thời điểm thu mua lại ở đầu vụ thu hoạch nên chính sách này vẫn chưa tạo hiệu quả thiết thực cho nông dân được hưởng lợi từ sản xuất nông nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, vụ lúa Đông Xuân 2012-2013, tỉnh Long An đạt sản lượng hơn 1,5 triệu tấn lương thực, trong đó có khoảng 1 triệu tấn lúa hàng hóa, nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu 87.000 tấn lúa quy gạo, chưa được 20% tổng sản lượng, nên dư luận cho rằng việc thu mua tạm trữ chỉ là giải pháp tình thế.
Vừa qua, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An Đỗ Hữu Lâm cho rằng, thực hiện chương trình thu mua lúa tạm trữ hiện nay không thể bảo đảm lợi nhuận 30% đối với nông dân.
Theo tính toán, giá thành mỗi kg lúa hiện gần 4.000 đồng, trong khi đó giá thu mua chỉ cao hơn 50-200 đồng/kg so với giá thành.
Cũng theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, phần lớn nông dân dùng vốn vay ngân hàng để trồng lúa, thu hoạch xong là bán lúa ngay tại ruộng để thanh toán nợ ngân hàng, vật tư nông nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp làm ăn khó khăn thì ngân hàng giãn nợ còn nông dân lại không được giãn nợ, do vậy nông dân luôn bị thiệt thòi.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An Đặng Văn Lớp cho rằng chính sách thu mua lúa tạm trữ hiện còn nhiều điểm chưa hợp lý, nên đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp chứ không phải nông dân.
Bởi số lượng khống chế chưa được 20% sản lượng lúa hàng hóa trong dân và thời điểm thu mua ngay đầu vụ, giá đưa ra thu mua lúa tạm trữ cũng chỉ chênh lệch 50-200 đồng/kg, do vậy khi hoàn thành chỉ tiêu thu mua lúa tạm trữ, giá lúa lại bắt đầu có xu hướng giảm xuống, khiến nông dân lo ngại.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Công Thương tỉnh Long An, giá lúa đang có xu hướng giảm; cần tiếp tục "tiếp sức" bằng cách cho doanh nghiệp vay vốn để tăng “cầu” hay cho nông dân vay vốn để giảm "cung” thì mới giúp giá cả ổn định, đảm bảo sản xuất có lãi, lúa hàng hóa sẽ không bị tồn đọng như hiện nay./.
Tuy nhiên, do số lượng khống chế, thời điểm thu mua lại ở đầu vụ thu hoạch nên chính sách này vẫn chưa tạo hiệu quả thiết thực cho nông dân được hưởng lợi từ sản xuất nông nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, vụ lúa Đông Xuân 2012-2013, tỉnh Long An đạt sản lượng hơn 1,5 triệu tấn lương thực, trong đó có khoảng 1 triệu tấn lúa hàng hóa, nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu 87.000 tấn lúa quy gạo, chưa được 20% tổng sản lượng, nên dư luận cho rằng việc thu mua tạm trữ chỉ là giải pháp tình thế.
Vừa qua, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An Đỗ Hữu Lâm cho rằng, thực hiện chương trình thu mua lúa tạm trữ hiện nay không thể bảo đảm lợi nhuận 30% đối với nông dân.
Theo tính toán, giá thành mỗi kg lúa hiện gần 4.000 đồng, trong khi đó giá thu mua chỉ cao hơn 50-200 đồng/kg so với giá thành.
Cũng theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, phần lớn nông dân dùng vốn vay ngân hàng để trồng lúa, thu hoạch xong là bán lúa ngay tại ruộng để thanh toán nợ ngân hàng, vật tư nông nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp làm ăn khó khăn thì ngân hàng giãn nợ còn nông dân lại không được giãn nợ, do vậy nông dân luôn bị thiệt thòi.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An Đặng Văn Lớp cho rằng chính sách thu mua lúa tạm trữ hiện còn nhiều điểm chưa hợp lý, nên đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp chứ không phải nông dân.
Bởi số lượng khống chế chưa được 20% sản lượng lúa hàng hóa trong dân và thời điểm thu mua ngay đầu vụ, giá đưa ra thu mua lúa tạm trữ cũng chỉ chênh lệch 50-200 đồng/kg, do vậy khi hoàn thành chỉ tiêu thu mua lúa tạm trữ, giá lúa lại bắt đầu có xu hướng giảm xuống, khiến nông dân lo ngại.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Công Thương tỉnh Long An, giá lúa đang có xu hướng giảm; cần tiếp tục "tiếp sức" bằng cách cho doanh nghiệp vay vốn để tăng “cầu” hay cho nông dân vay vốn để giảm "cung” thì mới giúp giá cả ổn định, đảm bảo sản xuất có lãi, lúa hàng hóa sẽ không bị tồn đọng như hiện nay./.
Thanh Tuấn (TTXVN)