Lễ ký hợp đồng gói thầu số 3-nhà máy chính dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 theo hình thức EPC (thiết kế-cung cấp-lắp đặt) đã diễn ra chiều 5/8, tại Hà Nội.
Hợp đồng trên bao gồm cả bảo hiểm xây lắp công trình, giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Nhà thầu Chengda-Dec-Swepdi-Zepc (Trung Quốc). Hợp đồng có giá trị hơn 1,3 tỷ USD; trong đó 85% vay từ các ngân hàng do Ngân hàng Trung Quốc làm đầu mối, còn lại 15% là vốn đối ứng của EVN.
Phát biểu tại lễ ký, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc EVN cho biết, Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 bao gồm 2 tổ máy, có công suất lắp đặt 1.245 MW, sản lượng điện phát từ 7,5-8 tỷ kWh/năm được xây dựng trên diện tích 62,28ha tại ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, Trà Vinh, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 45km về hướng Đông Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 250km.
Nhà máy sử dụng nhiên liệu than, công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, công nghệ đốt hiện đại phù hợp với than antraxit Việt Nam. Đây là công nghệ hiện đại, công suất, hiệu suất cao, chi phí hợp lý và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.
Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy là than nội địa của Việt Nam và dự kiến là than cám 6a lấy từ Hòn Gai-Cẩm Phả theo tiêu chuẩn Việt Nam. Than sẽ được vận chuyển đến Nhà máy bằng phương tiện vận tải thủy có tải trọng đến 30.000 DWT.
Theo kế hoạch, sau khi hợp đồng EPC có hiệu lực, nhà máy sẽ được hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại trong vòng 50 tháng (dự kiến quý III/2015). Nhà máy phát điện lên lưới điện quốc gia thông qua sân phân phối 500kV của Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Nam và toàn quốc giai đoạn sau 2015.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 do EVN làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Nhiệt điện 3-EVN chịu trách nhiệm quản lý dự án. Đây là 1 trong 3 nhà máy của Trung tâm Điện lực Duyên Hải (tổng công suất 4.200 MW), thuộc Quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 (Quy hoạch VI) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Hợp đồng trên bao gồm cả bảo hiểm xây lắp công trình, giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Nhà thầu Chengda-Dec-Swepdi-Zepc (Trung Quốc). Hợp đồng có giá trị hơn 1,3 tỷ USD; trong đó 85% vay từ các ngân hàng do Ngân hàng Trung Quốc làm đầu mối, còn lại 15% là vốn đối ứng của EVN.
Phát biểu tại lễ ký, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc EVN cho biết, Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 bao gồm 2 tổ máy, có công suất lắp đặt 1.245 MW, sản lượng điện phát từ 7,5-8 tỷ kWh/năm được xây dựng trên diện tích 62,28ha tại ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, Trà Vinh, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 45km về hướng Đông Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 250km.
Nhà máy sử dụng nhiên liệu than, công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, công nghệ đốt hiện đại phù hợp với than antraxit Việt Nam. Đây là công nghệ hiện đại, công suất, hiệu suất cao, chi phí hợp lý và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.
Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy là than nội địa của Việt Nam và dự kiến là than cám 6a lấy từ Hòn Gai-Cẩm Phả theo tiêu chuẩn Việt Nam. Than sẽ được vận chuyển đến Nhà máy bằng phương tiện vận tải thủy có tải trọng đến 30.000 DWT.
Theo kế hoạch, sau khi hợp đồng EPC có hiệu lực, nhà máy sẽ được hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại trong vòng 50 tháng (dự kiến quý III/2015). Nhà máy phát điện lên lưới điện quốc gia thông qua sân phân phối 500kV của Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Nam và toàn quốc giai đoạn sau 2015.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 do EVN làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Nhiệt điện 3-EVN chịu trách nhiệm quản lý dự án. Đây là 1 trong 3 nhà máy của Trung tâm Điện lực Duyên Hải (tổng công suất 4.200 MW), thuộc Quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 (Quy hoạch VI) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)