Ngày 20/1, sau lễ nhậm chức tượng trưng ngắn gọn tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu nhiệm kỳ 4 năm lần thứ hai.
Ông Obama nhậm chức nhiệm kỳ hai không còn hừng hực khí thế như một hiện tượng lạ của năm 2009 mà trước mắt là cả một quãng đường dài 4 năm đầy thách thức, nhất là về kinh tế và chính trị nội bộ.
Kinh tế Mỹ năm 2012 vẫn diễn biến phức tạp do những tác động nặng nề của cuộc đại suy thoái 2007-2009. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 1/2012 đạt 2,0%, quý Hai đạt 1,3%, quý Ba vọt lên 3,1% và dự báo chỉ đạt 1,2% trong quý cuối cùng của năm.
Đà phục hồi chưa vững chắc của nền kinh tế tiếp tục làm thị trường lao động căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp trong năm tuy đã khá hơn so với năm 2011, nhưng đến tháng 11 vẫn ở mức cao 7,7% với hơn 12 triệu người bị thất nghiệp. Chi nhiều, thu ít khiến ngân sách tài khóa 2012 (kết thúc ngày 31/9/2012) bị thâm hụt 1.089 tỷ USD so với 1.297 tỷ USD của tài khóa 2011.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp cán cân thu chi ngân sách bị thâm hụt trên 1.000 tỷ USD, làm gia tăng khoản nợ quốc gia dự kiến sẽ chạm trần hơn 16.000 tỷ USD vào giữa tháng 2/2013, chiếm khoảng 105% GDP, đồng nghĩa với việc trung bình mỗi người Mỹ nợ xấp xỉ 52.000 USD.
Với mức thâm hụt 292 tỷ USD trong hai tháng đầu tiên của tài khóa 2013, năm 2013 được dự báo sẽ là năm thứ 5 liên tiếp cán cân thu chi ngân sách của Mỹ bị thâm hụt hơn 1.000 tỷ USD.
Trong 4 năm cầm quyền đầu tiên của ông Obama, nợ quốc gia của Mỹ đã tăng 55%, từ 10.600 tỷ USD lên 16.400 tỷ USD. Không ít chuyên gia và cả Ngoại trưởng Hillary Clinton đã cảnh báo nợ quốc gia như một nguy cơ đe dọa an ninh của Mỹ.
Ông Obama tái cử nhiệm kỳ hai trong một cuộc bầu cử được mô tả là "căng thẳng đến thót tim," khác hẳn với sự bùng nổ uy tín của "hiện tượng lạ" Barack Obama vào năm 2008.
Cuộc bầu cử đã đẩy chính trường Mỹ rơi vào thế mâu thuẫn và chia rẽ hiếm thấy giữa đảng Con Lừa - Dân chủ với đảng Con Voi - Cộng hòa. Mâu thuẫn đảng phái sâu sắc tới mức trong ngày lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào ngày 21/1 của ông Obama, trong khi phe Dân chủ coi đây là một sự kiện chính trị trọng đại với hàng trăm nghìn người từ các bang đổ về tham dự thì phe Cộng hòa lại nhân dịp nghỉ lễ dài ngày này để "trốn chạy khỏi nơi tụ tập ồn ào."
Ông Obama tiếp tục là ông chủ Nhà Trắng, nhưng với một Hạ viện vẫn do đảng Cộng hòa kiểm soát. Ngay sau bầu cử, các trận so găng liên tiếp đã diễn ra giữa Nhà Trắng và các nghị sỹ Cộng hòa tại Quốc hội. Trận so găng kịch tính nhất là về chính sách thuế má và cắt giảm chi tiêu, dựng lên một thứ "vách đá tài chính" đe dọa đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi trở lại vòng xoáy suy thoái mới.
Bước sang năm 2013, cuộc đấu đá nội bộ vẫn tiếp diễn, thậm chí có chiều hướng quyết liệt hơn khi phe Cộng hòa muốn tìm cách trả đũa cho những gì họ đã phải nhượng bộ vào phút chót nhằm tránh "vách đá tài chính."
Mâu thuẫn đảng phái không chỉ thể hiện qua việc phe Cộng hòa chống phá quyết liệt một số đề cử nội các cho nhiệm kỳ hai của ông Obama mà bộc lộ rõ trong các vấn đề tăng trần nợ, kiểm soát súng đạn, cải cách hệ thống phúc lợi xã hội, vấn đề nhập cư.
Tuy nhiên, những bộn bề khó khăn ở trong nước không thể không tác động tới chính sách đối ngoại nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama. Năm 2012, cộng đồng thế giới đã chứng kiến nhiều bước đi cụ thể của Nhà Trắng nhằm thực hiện sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế, quốc phòng và an ninh.
Trong sự chuyển dịch đó, Đông Nam Á, trong đó có vấn đề an ninh Biển Đông, được chính quyền Obama quan tâm và coi trọng. Chuyến thăm của bộ ba quyền lực gồm Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tới 5 nước ASEAN gồm Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Philippines và Singapore ngay sau cuộc bầu cử ngày 6/11/2012 là một minh chứng rõ nét về tầm quan trọng của khu vực này trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Tuy nhiên, với những tranh cãi gay gắt về cắt giảm ngân sách, không hiểu sự ưu tiên chiến lược này có đi kèm với sự ưu tiên về tiền của và nguồn lực hay không, nhất là trong bối cảnh ngân sách 2013 mới chỉ thông qua giải pháp tạm thời để tránh đẩy chính phủ liên bang vào tình trạng vỡ nợ hoặc phải đóng cửa công sở.
Căng thẳng của cuộc bầu cử 2012 cũng đã gây sóng gió và làm rạn nứt mối quan hệ giữa Mỹ với các nước lớn, nổi bật là với Nga và Trung Quốc. Bước vào nhiệm kỳ hai, một câu hỏi đang được đặt ra là liệu chính quyền Obama có phải cài đặt lại một lần nữa hay phải lập trình một phần mềm mới cho các mối quan hệ vốn tiềm ẩn sự bùng nổ trong các mâu thuẫn chiến lược này.
Làm thế nào để ngăn chặn được làn sóng bạo lực và mâu thuẫn giáo phái tại Iraq? Việc giữ lại khoảng 10.000 quân tại Afghanistan sau năm 2014 có đủ hay không? Can thiệp vào Syria dưới hình thức nào? Có nên theo đuổi chính sách "bên miệng hố chiến tranh" với Iran hay không? Hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tới đâu? Lúc nào sẽ triển khai hàng nghìn quân tại 35 nước châu Phi? Gánh chịu tới mức đọ nào tình hình rối loạn tại Trung Đông-Bắc Phi sau cái gọi là "Mùa Xuân Arập" do chính Mỹ giật dây và cổ vũ? Có nên thay đổi thái độ "không đứng về bên nào" trong các vụ tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải? Đó là những câu hỏi mà không ai khác ngoài ông chủ Nhà Trắng 4 năm tiếp theo và êkíp ngoại giao-an ninh mới của nước Mỹ sẽ phải tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
Thuận lợi có, nhưng thách thức cũng nhiều. Hơn ai hết, cử tri và người dân Mỹ đang một lần nữa đặt kỳ vọng vào những gì mà ông Obama đã hứa cả trong cuộc tranh cử năm 2008 và trong chiến dịch tái tranh cử năm 2012 vừa qua./.
Ông Obama nhậm chức nhiệm kỳ hai không còn hừng hực khí thế như một hiện tượng lạ của năm 2009 mà trước mắt là cả một quãng đường dài 4 năm đầy thách thức, nhất là về kinh tế và chính trị nội bộ.
Kinh tế Mỹ năm 2012 vẫn diễn biến phức tạp do những tác động nặng nề của cuộc đại suy thoái 2007-2009. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 1/2012 đạt 2,0%, quý Hai đạt 1,3%, quý Ba vọt lên 3,1% và dự báo chỉ đạt 1,2% trong quý cuối cùng của năm.
Đà phục hồi chưa vững chắc của nền kinh tế tiếp tục làm thị trường lao động căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp trong năm tuy đã khá hơn so với năm 2011, nhưng đến tháng 11 vẫn ở mức cao 7,7% với hơn 12 triệu người bị thất nghiệp. Chi nhiều, thu ít khiến ngân sách tài khóa 2012 (kết thúc ngày 31/9/2012) bị thâm hụt 1.089 tỷ USD so với 1.297 tỷ USD của tài khóa 2011.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp cán cân thu chi ngân sách bị thâm hụt trên 1.000 tỷ USD, làm gia tăng khoản nợ quốc gia dự kiến sẽ chạm trần hơn 16.000 tỷ USD vào giữa tháng 2/2013, chiếm khoảng 105% GDP, đồng nghĩa với việc trung bình mỗi người Mỹ nợ xấp xỉ 52.000 USD.
Với mức thâm hụt 292 tỷ USD trong hai tháng đầu tiên của tài khóa 2013, năm 2013 được dự báo sẽ là năm thứ 5 liên tiếp cán cân thu chi ngân sách của Mỹ bị thâm hụt hơn 1.000 tỷ USD.
Trong 4 năm cầm quyền đầu tiên của ông Obama, nợ quốc gia của Mỹ đã tăng 55%, từ 10.600 tỷ USD lên 16.400 tỷ USD. Không ít chuyên gia và cả Ngoại trưởng Hillary Clinton đã cảnh báo nợ quốc gia như một nguy cơ đe dọa an ninh của Mỹ.
Ông Obama tái cử nhiệm kỳ hai trong một cuộc bầu cử được mô tả là "căng thẳng đến thót tim," khác hẳn với sự bùng nổ uy tín của "hiện tượng lạ" Barack Obama vào năm 2008.
Cuộc bầu cử đã đẩy chính trường Mỹ rơi vào thế mâu thuẫn và chia rẽ hiếm thấy giữa đảng Con Lừa - Dân chủ với đảng Con Voi - Cộng hòa. Mâu thuẫn đảng phái sâu sắc tới mức trong ngày lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào ngày 21/1 của ông Obama, trong khi phe Dân chủ coi đây là một sự kiện chính trị trọng đại với hàng trăm nghìn người từ các bang đổ về tham dự thì phe Cộng hòa lại nhân dịp nghỉ lễ dài ngày này để "trốn chạy khỏi nơi tụ tập ồn ào."
Ông Obama tiếp tục là ông chủ Nhà Trắng, nhưng với một Hạ viện vẫn do đảng Cộng hòa kiểm soát. Ngay sau bầu cử, các trận so găng liên tiếp đã diễn ra giữa Nhà Trắng và các nghị sỹ Cộng hòa tại Quốc hội. Trận so găng kịch tính nhất là về chính sách thuế má và cắt giảm chi tiêu, dựng lên một thứ "vách đá tài chính" đe dọa đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi trở lại vòng xoáy suy thoái mới.
Bước sang năm 2013, cuộc đấu đá nội bộ vẫn tiếp diễn, thậm chí có chiều hướng quyết liệt hơn khi phe Cộng hòa muốn tìm cách trả đũa cho những gì họ đã phải nhượng bộ vào phút chót nhằm tránh "vách đá tài chính."
Mâu thuẫn đảng phái không chỉ thể hiện qua việc phe Cộng hòa chống phá quyết liệt một số đề cử nội các cho nhiệm kỳ hai của ông Obama mà bộc lộ rõ trong các vấn đề tăng trần nợ, kiểm soát súng đạn, cải cách hệ thống phúc lợi xã hội, vấn đề nhập cư.
Tuy nhiên, những bộn bề khó khăn ở trong nước không thể không tác động tới chính sách đối ngoại nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama. Năm 2012, cộng đồng thế giới đã chứng kiến nhiều bước đi cụ thể của Nhà Trắng nhằm thực hiện sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế, quốc phòng và an ninh.
Trong sự chuyển dịch đó, Đông Nam Á, trong đó có vấn đề an ninh Biển Đông, được chính quyền Obama quan tâm và coi trọng. Chuyến thăm của bộ ba quyền lực gồm Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tới 5 nước ASEAN gồm Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Philippines và Singapore ngay sau cuộc bầu cử ngày 6/11/2012 là một minh chứng rõ nét về tầm quan trọng của khu vực này trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Tuy nhiên, với những tranh cãi gay gắt về cắt giảm ngân sách, không hiểu sự ưu tiên chiến lược này có đi kèm với sự ưu tiên về tiền của và nguồn lực hay không, nhất là trong bối cảnh ngân sách 2013 mới chỉ thông qua giải pháp tạm thời để tránh đẩy chính phủ liên bang vào tình trạng vỡ nợ hoặc phải đóng cửa công sở.
Căng thẳng của cuộc bầu cử 2012 cũng đã gây sóng gió và làm rạn nứt mối quan hệ giữa Mỹ với các nước lớn, nổi bật là với Nga và Trung Quốc. Bước vào nhiệm kỳ hai, một câu hỏi đang được đặt ra là liệu chính quyền Obama có phải cài đặt lại một lần nữa hay phải lập trình một phần mềm mới cho các mối quan hệ vốn tiềm ẩn sự bùng nổ trong các mâu thuẫn chiến lược này.
Làm thế nào để ngăn chặn được làn sóng bạo lực và mâu thuẫn giáo phái tại Iraq? Việc giữ lại khoảng 10.000 quân tại Afghanistan sau năm 2014 có đủ hay không? Can thiệp vào Syria dưới hình thức nào? Có nên theo đuổi chính sách "bên miệng hố chiến tranh" với Iran hay không? Hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tới đâu? Lúc nào sẽ triển khai hàng nghìn quân tại 35 nước châu Phi? Gánh chịu tới mức đọ nào tình hình rối loạn tại Trung Đông-Bắc Phi sau cái gọi là "Mùa Xuân Arập" do chính Mỹ giật dây và cổ vũ? Có nên thay đổi thái độ "không đứng về bên nào" trong các vụ tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải? Đó là những câu hỏi mà không ai khác ngoài ông chủ Nhà Trắng 4 năm tiếp theo và êkíp ngoại giao-an ninh mới của nước Mỹ sẽ phải tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
Thuận lợi có, nhưng thách thức cũng nhiều. Hơn ai hết, cử tri và người dân Mỹ đang một lần nữa đặt kỳ vọng vào những gì mà ông Obama đã hứa cả trong cuộc tranh cử năm 2008 và trong chiến dịch tái tranh cử năm 2012 vừa qua./.
(TTXVN)