Tạo sự hiểu biết chung về quản lý dự án xây dựng và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý chất lượng xây dựng tại các dự án là hai nội dung chính của Hội thảo Việt-Nhật lần thứ hai về chủ đề này, tổ chức ngày 13/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo này do Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho biết trong những năm qua, Việt Nam luôn được đánh giá cao trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA từ Nhật Bản. Nhật Bản cũng đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo trong và ngoài nước… nhằm nâng cao chất lượng các dự án xây dựng tại Việt Nam.
Hội thảo lần này là cơ hội tốt để tăng cường hơn nữa sự hợp tác song phương giữa hai nước trong lĩnh vực này.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày về hiện trạng cũng như các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam; hệ thống quản lý chất lượng xây dựng tương lai của Việt Nam.
Tiến sỹ Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về Chất lượng xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết trong năm 2010, tổng vốn đầu tư xây dựng ở Việt Nam đã hơn 40 tỷ USD, trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 25-30%. Cũng trong năm 2010, cả nước có hơn 50.000 công trình được triển khai, tổng mức tăng trưởng xây dựng của Việt Nam đạt từ 10-15% năm.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, Việt Nam vẫn còn một số bất cập như nhiều nhà thầu còn yếu kém, năng lực của chủ đầu tư nhiều công trinh còn hạn chế, quản lý nhà nước về chất lượng công trình chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao, thủ tục hành chính về phê duyệt, thẩm định còn rườm rà…
Từ năm 2010, trong bối cảnh số lượng các dự án hạ tầng cũng như tai nạn lao động ngày càng tăng, Bộ Xây dựng Việt Nam, MLIT và JICA đã hợp tác xây dựng, tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước về công tác quản lý an toàn và chất lượng công trình.
Đại diện MLIT, JICA và một số nhà tổng thầu lớn của Nhật Bản đã giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng xây dựng và sự phát triển của công nghệ và vật liệu xây dựng của các nhà thầu Nhật Bản; đồng thời đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam về các quy định kỹ thuật mẫu, phát triển hệ thống đăng ký và đánh giá thực hiện công việc của các nhà thầu…
Ông Toshio Nagase, Phó giám đốc JICA tại Việt Nam, cho biết với những kinh nghiệm về quản lý chất lượng và dự án xây dựng được các chuyên gia Nhật Bản trình bày tại hội thảo, Nhật Bản hy vọng rằng Việt Nam có thể áp dụng được vào thực tế tại Việt Nam./.
Hội thảo này do Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho biết trong những năm qua, Việt Nam luôn được đánh giá cao trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA từ Nhật Bản. Nhật Bản cũng đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo trong và ngoài nước… nhằm nâng cao chất lượng các dự án xây dựng tại Việt Nam.
Hội thảo lần này là cơ hội tốt để tăng cường hơn nữa sự hợp tác song phương giữa hai nước trong lĩnh vực này.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày về hiện trạng cũng như các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam; hệ thống quản lý chất lượng xây dựng tương lai của Việt Nam.
Tiến sỹ Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về Chất lượng xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết trong năm 2010, tổng vốn đầu tư xây dựng ở Việt Nam đã hơn 40 tỷ USD, trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 25-30%. Cũng trong năm 2010, cả nước có hơn 50.000 công trình được triển khai, tổng mức tăng trưởng xây dựng của Việt Nam đạt từ 10-15% năm.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, Việt Nam vẫn còn một số bất cập như nhiều nhà thầu còn yếu kém, năng lực của chủ đầu tư nhiều công trinh còn hạn chế, quản lý nhà nước về chất lượng công trình chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao, thủ tục hành chính về phê duyệt, thẩm định còn rườm rà…
Từ năm 2010, trong bối cảnh số lượng các dự án hạ tầng cũng như tai nạn lao động ngày càng tăng, Bộ Xây dựng Việt Nam, MLIT và JICA đã hợp tác xây dựng, tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước về công tác quản lý an toàn và chất lượng công trình.
Đại diện MLIT, JICA và một số nhà tổng thầu lớn của Nhật Bản đã giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng xây dựng và sự phát triển của công nghệ và vật liệu xây dựng của các nhà thầu Nhật Bản; đồng thời đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam về các quy định kỹ thuật mẫu, phát triển hệ thống đăng ký và đánh giá thực hiện công việc của các nhà thầu…
Ông Toshio Nagase, Phó giám đốc JICA tại Việt Nam, cho biết với những kinh nghiệm về quản lý chất lượng và dự án xây dựng được các chuyên gia Nhật Bản trình bày tại hội thảo, Nhật Bản hy vọng rằng Việt Nam có thể áp dụng được vào thực tế tại Việt Nam./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)