Theo Đài NHK, tối 1/7, lò phản ứng số 3 tại nhà máy điện hạt nhân Ohi tại tỉnh Fukui miền Trung Nhật Bản hoạt động trở lại.
Đây là lò phản ứng đầu tiên được tái khởi động kể từ khi các lò phản ứng bị ngừng hoạt động do lo ngại về độ an toàn sau thảm họa hạt nhân Fukushima hồi năm ngoái, bất chấp làn sóng phản đối ngày càng dâng cao của công chúng.
Người ta đã đặt ra các quy định mới để đảm bảo an toàn sau sự cố hồi tháng Ba năm ngoái tại nhà máy Fukushima. Chính phủ Nhật Bản cho biết đến nay các quy định này đã được tuân thủ. Công ty Điện lực Kansai, hãng vận hành nhà máy Ohi, trước đó đã tiến hành công tác chuẩn bị để tái khởi động lò số 3 và số 4 kể từ khi chính phủ ra quyết định ngày 16/6 vừa qua.
Dự kiến, từ sáng sớm 2/7, lò phản ứng số 3 sẽ đạt trạng thái tới hạn để bắt đầu phản ứng dây chuyền mà không cần đến tác động từ bên ngoài.
Theo Công ty Điện lực Kansai, lò phản ứng số 3 có công suất 1,8 triệu kW sẽ bắt đầu sản xuất điện từ ngày 4/7 tới và có thể hoạt động hết công suất trong tuần này.
Công ty này cho biết có kế hoạch tái khởi động lò phản ứng số 4 có thể là ngay từ ngày 17/7 tới và sẽ hoạt động hết công suất trước ngày 24/7 tới.
Phát biểu tại lễ tái khởi động, ông Seishu Makino, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói: “An toàn là trên hết, đó là vấn đề quan tâm số 1 của chúng ta khi tiến hành việc tái khởi động này. Mọi người chúng ta không ai được quên điều đó, dù có điều gì xảy ra."
Truyền thông Nhật Bản có biết ước tính có khoảng 25.000 người theo dõi quá trình tái khởi động lò phản ứng nhà máy Ohi qua mạng Internet.
Trong khi đó, nhiều người biểu tình đã tụ tập bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Ohi trước thời điểm lò phản ứng số 3 của nhà máy này được tái khởi động. Thành viên của các nhóm phản đối hành động này đã bắt đầu tụ tập ở gần cổng nhà máy từ tối 30/6 vừa qua.
Những người biểu tình đã dùng cả ôtô để phong tỏa con đường dẫn vào nhà máy. Một số người mang theo biểu ngữ kêu gọi không kích hoạt trở lại lò phản ứng hạt nhân. Nhiều người thì hô khẩu hiệu và đánh trống. Công ty Điện lực Kansai khẳng định người biểu tình khiến công nhân khó vào được nhà máy, nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở này./.
Đây là lò phản ứng đầu tiên được tái khởi động kể từ khi các lò phản ứng bị ngừng hoạt động do lo ngại về độ an toàn sau thảm họa hạt nhân Fukushima hồi năm ngoái, bất chấp làn sóng phản đối ngày càng dâng cao của công chúng.
Người ta đã đặt ra các quy định mới để đảm bảo an toàn sau sự cố hồi tháng Ba năm ngoái tại nhà máy Fukushima. Chính phủ Nhật Bản cho biết đến nay các quy định này đã được tuân thủ. Công ty Điện lực Kansai, hãng vận hành nhà máy Ohi, trước đó đã tiến hành công tác chuẩn bị để tái khởi động lò số 3 và số 4 kể từ khi chính phủ ra quyết định ngày 16/6 vừa qua.
Dự kiến, từ sáng sớm 2/7, lò phản ứng số 3 sẽ đạt trạng thái tới hạn để bắt đầu phản ứng dây chuyền mà không cần đến tác động từ bên ngoài.
Theo Công ty Điện lực Kansai, lò phản ứng số 3 có công suất 1,8 triệu kW sẽ bắt đầu sản xuất điện từ ngày 4/7 tới và có thể hoạt động hết công suất trong tuần này.
Công ty này cho biết có kế hoạch tái khởi động lò phản ứng số 4 có thể là ngay từ ngày 17/7 tới và sẽ hoạt động hết công suất trước ngày 24/7 tới.
Phát biểu tại lễ tái khởi động, ông Seishu Makino, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói: “An toàn là trên hết, đó là vấn đề quan tâm số 1 của chúng ta khi tiến hành việc tái khởi động này. Mọi người chúng ta không ai được quên điều đó, dù có điều gì xảy ra."
Truyền thông Nhật Bản có biết ước tính có khoảng 25.000 người theo dõi quá trình tái khởi động lò phản ứng nhà máy Ohi qua mạng Internet.
Trong khi đó, nhiều người biểu tình đã tụ tập bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Ohi trước thời điểm lò phản ứng số 3 của nhà máy này được tái khởi động. Thành viên của các nhóm phản đối hành động này đã bắt đầu tụ tập ở gần cổng nhà máy từ tối 30/6 vừa qua.
Những người biểu tình đã dùng cả ôtô để phong tỏa con đường dẫn vào nhà máy. Một số người mang theo biểu ngữ kêu gọi không kích hoạt trở lại lò phản ứng hạt nhân. Nhiều người thì hô khẩu hiệu và đánh trống. Công ty Điện lực Kansai khẳng định người biểu tình khiến công nhân khó vào được nhà máy, nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở này./.
(Vietnam+)