Hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo ngày 20/8 dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch thay thế đồng thời các đại sứ ở Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đây là động thái nhằm cơ cấu lại các quan hệ ngoại giao của nước này trong bối cảnh nảy sinh hàng loạt diễn biến liên quan đến tranh chấp lãnh thổ gần đây cùng các vấn đề khác.
Theo nguồn tin trên, Thứ trưởng Ngoại giao Kenichiro Sasae sẽ được bổ nhiệm làm đại sứ Nhật Bản tại Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Shinichi Nishimiya sẽ được bổ nhiệm làm đại sứ tại Trung Quốc, và cương vị đại sứ tại Hàn Quốc sẽ được giao cho Thứ trưởng Ngoại giao Koro Bessho.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ chính thức thông báo việc bổ nhiệm sau khi phiên họp thường kỳ của Hạ viện nước này kết thúc vào ngày 8/9 tới.
Kế hoạch bổ nhiệm Thứ trưởng Sasae đứng đầu đại diện ngoại giao Nhật Bản tại Mỹ diễn ra trong bối cảnh hai nước đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn đọng, trong đó có việc di chuyển căn cứ không quân Futenma của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ ở tỉnh Okinawa, cũng như kế hoạch của Mỹ triển khai máy bay vận tải MV-22 Osprey tới căn cứ trên.
Trong khi đó, các quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang xấu đi sau chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tới quần đảo tranh chấp mà Seoul gọi là Dokdo và Tokyo gọi là Takeshima. Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ tại Hàn Quốc về nước để tham vấn về chuyến thăm của ông Lee Myung-bak.
Việc thay đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc cũng được dự kiến trong bối cảnh hai nước căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku.
Đại sứ Nhật Bản ở Trung Quốc hiện nay là ông Uichiro Niwwa mới đây đã có những phát biểu gây tranh cãi về quần đảo trên.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Tài chính hồi tháng Sáu, đại sứ này đã cảnh báo về kế hoạch của Thị trưởng Tokyo mua lại một phần quần đảo Senkaku, cho rằng việc này có thể gây "khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng" giữa hai nước. Phát biểu này của ông Niwwa dẫn tới nhiều ý kiến tại Nhật Bản cho rằng cần thay thế nhà đại diện ngoại giao này.
Cũng liên quan tới tranh chấp lãnh thổ trên, Kyodo ngày 19/8 cho biết, Nhật Bản đã bác bỏ “phản đối mạnh mẽ” của Trung Quốc đối với việc 10 người Nhật Bản đến thăm đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku sáng cùng ngày.
[Nhật Bản bác bỏ phản đối của TQ về đảo tranh chấp]
Trong cuộc điện đàm với Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Niwwa đã bày tỏ “rất lấy làm đáng tiếc” về hành động đập phá các nhà hàng Nhật Bản và xe ôtô trong khi diễn ra các cuộc biểu tình chống Nhật Bản ngày 19/8 ở một số thành phố của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh áp dụng “tất cả các biện pháp có thể” để bảo vệ các công dân và công ty của Nhật Bản đang hoạt động ở Trung Quốc.
Đại sứ Niwwa khẳng định lại lập trường của Tokyo "không có gì nghi ngờ về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản."
Trước đó, Trung Quốc ngày 19/8 cho biết, nước này đã trao cho Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc công hàm phản đối sau khi 10 công dân Nhật Bản đến thăm đảo Uotsuri./.
Đây là động thái nhằm cơ cấu lại các quan hệ ngoại giao của nước này trong bối cảnh nảy sinh hàng loạt diễn biến liên quan đến tranh chấp lãnh thổ gần đây cùng các vấn đề khác.
Theo nguồn tin trên, Thứ trưởng Ngoại giao Kenichiro Sasae sẽ được bổ nhiệm làm đại sứ Nhật Bản tại Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Shinichi Nishimiya sẽ được bổ nhiệm làm đại sứ tại Trung Quốc, và cương vị đại sứ tại Hàn Quốc sẽ được giao cho Thứ trưởng Ngoại giao Koro Bessho.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ chính thức thông báo việc bổ nhiệm sau khi phiên họp thường kỳ của Hạ viện nước này kết thúc vào ngày 8/9 tới.
Kế hoạch bổ nhiệm Thứ trưởng Sasae đứng đầu đại diện ngoại giao Nhật Bản tại Mỹ diễn ra trong bối cảnh hai nước đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn đọng, trong đó có việc di chuyển căn cứ không quân Futenma của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ ở tỉnh Okinawa, cũng như kế hoạch của Mỹ triển khai máy bay vận tải MV-22 Osprey tới căn cứ trên.
Trong khi đó, các quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang xấu đi sau chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tới quần đảo tranh chấp mà Seoul gọi là Dokdo và Tokyo gọi là Takeshima. Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ tại Hàn Quốc về nước để tham vấn về chuyến thăm của ông Lee Myung-bak.
Việc thay đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc cũng được dự kiến trong bối cảnh hai nước căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku.
Đại sứ Nhật Bản ở Trung Quốc hiện nay là ông Uichiro Niwwa mới đây đã có những phát biểu gây tranh cãi về quần đảo trên.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Tài chính hồi tháng Sáu, đại sứ này đã cảnh báo về kế hoạch của Thị trưởng Tokyo mua lại một phần quần đảo Senkaku, cho rằng việc này có thể gây "khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng" giữa hai nước. Phát biểu này của ông Niwwa dẫn tới nhiều ý kiến tại Nhật Bản cho rằng cần thay thế nhà đại diện ngoại giao này.
Cũng liên quan tới tranh chấp lãnh thổ trên, Kyodo ngày 19/8 cho biết, Nhật Bản đã bác bỏ “phản đối mạnh mẽ” của Trung Quốc đối với việc 10 người Nhật Bản đến thăm đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku sáng cùng ngày.
[Nhật Bản bác bỏ phản đối của TQ về đảo tranh chấp]
Trong cuộc điện đàm với Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Niwwa đã bày tỏ “rất lấy làm đáng tiếc” về hành động đập phá các nhà hàng Nhật Bản và xe ôtô trong khi diễn ra các cuộc biểu tình chống Nhật Bản ngày 19/8 ở một số thành phố của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh áp dụng “tất cả các biện pháp có thể” để bảo vệ các công dân và công ty của Nhật Bản đang hoạt động ở Trung Quốc.
Đại sứ Niwwa khẳng định lại lập trường của Tokyo "không có gì nghi ngờ về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản."
Trước đó, Trung Quốc ngày 19/8 cho biết, nước này đã trao cho Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc công hàm phản đối sau khi 10 công dân Nhật Bản đến thăm đảo Uotsuri./.
(TTXVN)