Theo ông Hoàng Nam - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Quảng Trị, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã thống nhất hỗ trợ tỉnh Quảng Trị khoảng 1.500.000 USD để thực hiện Dự án Rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh tại chín xã, thị trấn ven biển thuộc bốn huyện.
Đó là các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thạch (huyện Vĩnh Linh); thị trấn Cửa Việt và hai xã Gio Hải, Trung Giang (huyện Gio Linh); hai xã Triệu An và Triệu Vân (huyện Triệu Phong); hai xã Hải An và Hải Khê (huyện Hải Lăng).
Tổng diện tích (mặt đất và mặt nước) sẽ được rà phá bom mìn là 690ha. Thời gian thực hiện dự án trong 14 tháng, từ 17/3/2010 đến 17/5/2011.
Thời gian qua, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản cùng đại diện nhiều bộ, ngành liên quan ở Trung ương đã về Quảng Trị tìm hiểu và thị sát các vùng đất trên địa bàn được nghi là còn sót lại nhiều bom mìn sau chiến tranh.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Quảng Trị, từ năm 1975 đến nay trên địa bàn có hơn 7.500 người bị tai nạn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, trong đó có 2.600 người bị chết, hàng trăm người khác bị tàn phế nặng suốt đời, nhiều vùng đất bị ô nhiễm do thuốc nổ và các hóa chất độc hại liên quan khác...
Nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ như MAG (Anh), RNEW (Na Uy và Hoa Kỳ), SODI (Đức)... đã hỗ trợ kinh phí và trực tiếp phối hợp triển khai các dự án rà phá bom mìn, dự án cải tạo môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng dân tái định cư....
Ông Hoàng Nam cho biết thêm thông qua các nguồn vốn ODA và ADB, Nhật Bản là một trong các quốc gia đã tích cực hỗ trợ Việt Nam, cũng như tỉnh Quảng Trị đầu tư phát triển. Nay Chính phủ Nhật Bản trực tiếp đầu tư cho công tác rà phá bom mìn, góp phần giúp nhân dân Quảng Trị hàn gắn vết thương chiến tranh./.
Đó là các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thạch (huyện Vĩnh Linh); thị trấn Cửa Việt và hai xã Gio Hải, Trung Giang (huyện Gio Linh); hai xã Triệu An và Triệu Vân (huyện Triệu Phong); hai xã Hải An và Hải Khê (huyện Hải Lăng).
Tổng diện tích (mặt đất và mặt nước) sẽ được rà phá bom mìn là 690ha. Thời gian thực hiện dự án trong 14 tháng, từ 17/3/2010 đến 17/5/2011.
Thời gian qua, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản cùng đại diện nhiều bộ, ngành liên quan ở Trung ương đã về Quảng Trị tìm hiểu và thị sát các vùng đất trên địa bàn được nghi là còn sót lại nhiều bom mìn sau chiến tranh.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Quảng Trị, từ năm 1975 đến nay trên địa bàn có hơn 7.500 người bị tai nạn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, trong đó có 2.600 người bị chết, hàng trăm người khác bị tàn phế nặng suốt đời, nhiều vùng đất bị ô nhiễm do thuốc nổ và các hóa chất độc hại liên quan khác...
Nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ như MAG (Anh), RNEW (Na Uy và Hoa Kỳ), SODI (Đức)... đã hỗ trợ kinh phí và trực tiếp phối hợp triển khai các dự án rà phá bom mìn, dự án cải tạo môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng dân tái định cư....
Ông Hoàng Nam cho biết thêm thông qua các nguồn vốn ODA và ADB, Nhật Bản là một trong các quốc gia đã tích cực hỗ trợ Việt Nam, cũng như tỉnh Quảng Trị đầu tư phát triển. Nay Chính phủ Nhật Bản trực tiếp đầu tư cho công tác rà phá bom mìn, góp phần giúp nhân dân Quảng Trị hàn gắn vết thương chiến tranh./.
Thành Vinh (Vietnam+)