Phát biểu với các phóng viên ngày 5/4, Bộ trưởng Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản Michihiko Kano cho biết, ông dự định sẽ thắt chặt công tác kiểm tra phóng xạ trong hải sản trong bối cảnh tình trạng phóng xạ từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I rò rỉ ra nước biển vẫn chưa chấm dứt.
Dự kiến, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp sẽ phối hợp với chính quyền tỉnh Ibaraki nằm ở phía Nam nhà máy điện trên để sớm tiến hành các cuộc kiểm tra nồng độ phóng xạ trong hải sản, đồng thời tăng cường số lượng các cuộc kiểm tra ở ngoài khơi thành phố Choshi, tỉnh Chiba.
Trước đó, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã phát hiện nồng độ chất phóng xạ iodine trong loại cá chình đánh bắt ở ngoài khơi thành phố Kitaibaraki, tỉnh Ibaraki, lên tới 4.080 bql/kg, buộc Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản đưa ra cảnh báo không nên ăn cá này.
Cho đến nay, Nhật Bản chưa đặt ra giới hạn chính thức về nồng độ chất phóng xạ iodine trong cá, trai, hến, bởi theo Ủy ban An toàn hạt nhân (NSC) của Nhật Bản, các chất phóng xạ rất khó tích tụ trong các loại hải sản này.
Tuy nhiên, ngày 5/4, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Ritsuo Hosokawa cho biết, việc phát hiện nồng độ iodine cao trong cá chình đã khiến Bộ này phải cân nhắc đưa ra giới hạn cho cá và các loại trai, hến.
Cùng ngày, chính quyền tỉnh Aomori đã phát hiện ra dấu vết của phóng xạ trên bề mặt của một xe tải chở bột thịt và xương tại một nhà máy xử lý chất thải công nghiệp tại thành phố Aomori của tỉnh này. Số bột này được làm từ gia súc nuôi ở tỉnh Fukushima và các tỉnh khác ở phía Đông Bắc Nhật Bản.
Chính quyền tỉnh Aomori cho biết, họ tin rằng bột đã chứa chất phóng xạ bởi vì các xe tải chở chất thải công nghiệp khác không phát thải phóng xạ và phóng xạ được tìm thấy trên bề mặt xe tải đó cao hơn so với nồng độ phóng xạ trên mặt đất./.
Dự kiến, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp sẽ phối hợp với chính quyền tỉnh Ibaraki nằm ở phía Nam nhà máy điện trên để sớm tiến hành các cuộc kiểm tra nồng độ phóng xạ trong hải sản, đồng thời tăng cường số lượng các cuộc kiểm tra ở ngoài khơi thành phố Choshi, tỉnh Chiba.
Trước đó, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã phát hiện nồng độ chất phóng xạ iodine trong loại cá chình đánh bắt ở ngoài khơi thành phố Kitaibaraki, tỉnh Ibaraki, lên tới 4.080 bql/kg, buộc Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản đưa ra cảnh báo không nên ăn cá này.
Cho đến nay, Nhật Bản chưa đặt ra giới hạn chính thức về nồng độ chất phóng xạ iodine trong cá, trai, hến, bởi theo Ủy ban An toàn hạt nhân (NSC) của Nhật Bản, các chất phóng xạ rất khó tích tụ trong các loại hải sản này.
Tuy nhiên, ngày 5/4, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Ritsuo Hosokawa cho biết, việc phát hiện nồng độ iodine cao trong cá chình đã khiến Bộ này phải cân nhắc đưa ra giới hạn cho cá và các loại trai, hến.
Cùng ngày, chính quyền tỉnh Aomori đã phát hiện ra dấu vết của phóng xạ trên bề mặt của một xe tải chở bột thịt và xương tại một nhà máy xử lý chất thải công nghiệp tại thành phố Aomori của tỉnh này. Số bột này được làm từ gia súc nuôi ở tỉnh Fukushima và các tỉnh khác ở phía Đông Bắc Nhật Bản.
Chính quyền tỉnh Aomori cho biết, họ tin rằng bột đã chứa chất phóng xạ bởi vì các xe tải chở chất thải công nghiệp khác không phát thải phóng xạ và phóng xạ được tìm thấy trên bề mặt xe tải đó cao hơn so với nồng độ phóng xạ trên mặt đất./.
Thanh Tùng (TTXVN/Vietnam+)