Các nhà khảo cổ Nhật Bản đã phát hiện xác còn khá nguyên vẹn của cá thể loài bọ cánh cứng Prosopocoilus inclinatus sống ở thời kỳ cuối của thời đại Jomon, cách đây từ 2.500-2.800 năm, ở di tích khảo cổ Atsuki thành phố Gose, tỉnh Nara.
Nơi khai quật xác cách mặt đất 2m dưới gốc cây thuộc tầng văn hóa Jomon.
Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Kashihara tỉnh Nara ngày 24/5 cho biết, mẫu vật bọ cánh cứng sống vào thời kỳ này đã được giới khảo cổ tìm thấy trước đây nhưng chỉ được một phần cơ thể.
Đây là lần đầu tiên trên cả nước, xác loài bọ này được tìm thấy ở thời đại Jomon, thời kỳ đầu của nền văn minh trên xứ sở mặt trời mọc, với hình hài con nguyên vẹn và “khá đẹp.”
Kích thước cơ thể của “cụ” bọ cánh cứng này khá lớn với 6,4cm chiều dài và 1,5cm chiều ngang. Chân trái phía trước của con bọ vẫn còn nguyên vẹn, có thể phân biện rõ móng và lông trên cơ thể.
Theo các chuyên gia khảo cổ học, không rõ bằng cách nào đó mà xác chú bọ này đã được bọc đất và mất tính axit, khiến xác ướp của nó vẫn còn nguyên vẹn sau gần 3.000 năm.
Cùng tầng văn hóa với loài bọ này, các nhà khảo cổ còn tìm thấy dưới lòng đất hàng nghìn mảnh dụng cụ bằng đất nung mà người xưa để lại.
Viện trưởng Viện Côn trùng học thuộc thành phố Kashihara, ông Nakaya Yasuhiro cho biết: “Hình dáng của loài bọ cánh cứng vừa tìm thấy có vẻ hoàn toàn giống với loài hiện đại, nhưng nếu xác định được sự khác nhau giữa ADN của loài bọ cách đây 3.000 năm với hiện nay thì điều đó quả là thú vị.”./.
Nơi khai quật xác cách mặt đất 2m dưới gốc cây thuộc tầng văn hóa Jomon.
Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Kashihara tỉnh Nara ngày 24/5 cho biết, mẫu vật bọ cánh cứng sống vào thời kỳ này đã được giới khảo cổ tìm thấy trước đây nhưng chỉ được một phần cơ thể.
Đây là lần đầu tiên trên cả nước, xác loài bọ này được tìm thấy ở thời đại Jomon, thời kỳ đầu của nền văn minh trên xứ sở mặt trời mọc, với hình hài con nguyên vẹn và “khá đẹp.”
Kích thước cơ thể của “cụ” bọ cánh cứng này khá lớn với 6,4cm chiều dài và 1,5cm chiều ngang. Chân trái phía trước của con bọ vẫn còn nguyên vẹn, có thể phân biện rõ móng và lông trên cơ thể.
Theo các chuyên gia khảo cổ học, không rõ bằng cách nào đó mà xác chú bọ này đã được bọc đất và mất tính axit, khiến xác ướp của nó vẫn còn nguyên vẹn sau gần 3.000 năm.
Cùng tầng văn hóa với loài bọ này, các nhà khảo cổ còn tìm thấy dưới lòng đất hàng nghìn mảnh dụng cụ bằng đất nung mà người xưa để lại.
Viện trưởng Viện Côn trùng học thuộc thành phố Kashihara, ông Nakaya Yasuhiro cho biết: “Hình dáng của loài bọ cánh cứng vừa tìm thấy có vẻ hoàn toàn giống với loài hiện đại, nhưng nếu xác định được sự khác nhau giữa ADN của loài bọ cách đây 3.000 năm với hiện nay thì điều đó quả là thú vị.”./.
Cao Phong (Vietnam+)