Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết dự án nghiên cứu lâm sàng đầu tiên sử dụng tế bào gốc đa năng iPS để tái tạo võng mạc người sẽ bắt đầu từ ngày 1/8 tới.
Viện nghiên cứu lý hóa (Riken) có trụ sở tại thành phố Wako tỉnh Saitama và Quỹ nghiên cứu và sáng tạo y sinh (FBRI) ở Kobe, tỉnh Hyogo, đã nộp đơn xin chính phủ cho phép tiến hành nghiên cứu ứng dụng lâm sàng đối với công nghệ tế bào gốc iPS.
Các viện nghiên cứu này đã nhận được sự phê chuẩn của Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Norihisa Tamura vào ngày 19/7.
Bà Masayo Takahashi, lãnh đạo dự án thuộc Riken, cho biết nhóm nghiên cứu của bà sẽ quyết định cách thức tiến hành nghiên cứu lâm sàng thí điểm bao gồm cả tiêu chí lựa chọn bệnh nhân.
Bà Takahashi từng khẳng định việc điều trị thực tế sẽ tiến hành khoảng một năm sau đó, ám chỉ việc cấy ghép thực tế có thể sẽ diễn ra sớm nhất vào mùa Hè năm sau.
Takahashi và các thành viên trong nhóm nghiên cứu sẽ sản xuất tế bào iPS từ sáu bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng - tình trạng có thể dẫn đến giảm thị lực cấp tính do tổn thương võng mạc - và phát triển chúng thành các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc dùng để cấy ghép cho bệnh nhân.
Ở Nhật Bản, khoảng 700.000 người, phần lớn là người cao tuổi, mắc căn bệnh này. Thông qua nghiên cứu trên, nhóm các nhà khoa học này hy vọng sẽ thẩm tra được độ an toàn trong phẫu thuật và của tế bào cấy ghép để đảm bảo gen không bị biến đổi thành các tế bào gây ung thư.
Nghiên cứu lâm sàng iPS được phát động sau khi Giáo sư Đại học Kyoto Shinya Yamanaka nghiên cứu thành công các tế bào iPS có thể phát triển thành bất cứ mô nào trên cơ thể người.
Ông Yamanaka đã giành giải Nobel năm 2012 trong lĩnh vực y sinh học cùng với nhà nghiên cứu John Gurdon vì nghiên cứu có tính đột phá về các tế bào iPS, góp phần mở ra ngành y học tái sinh và hy vọng sản xuất thuốc tế bào gốc trong tương lai./.
Viện nghiên cứu lý hóa (Riken) có trụ sở tại thành phố Wako tỉnh Saitama và Quỹ nghiên cứu và sáng tạo y sinh (FBRI) ở Kobe, tỉnh Hyogo, đã nộp đơn xin chính phủ cho phép tiến hành nghiên cứu ứng dụng lâm sàng đối với công nghệ tế bào gốc iPS.
Các viện nghiên cứu này đã nhận được sự phê chuẩn của Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Norihisa Tamura vào ngày 19/7.
Bà Masayo Takahashi, lãnh đạo dự án thuộc Riken, cho biết nhóm nghiên cứu của bà sẽ quyết định cách thức tiến hành nghiên cứu lâm sàng thí điểm bao gồm cả tiêu chí lựa chọn bệnh nhân.
Bà Takahashi từng khẳng định việc điều trị thực tế sẽ tiến hành khoảng một năm sau đó, ám chỉ việc cấy ghép thực tế có thể sẽ diễn ra sớm nhất vào mùa Hè năm sau.
Takahashi và các thành viên trong nhóm nghiên cứu sẽ sản xuất tế bào iPS từ sáu bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng - tình trạng có thể dẫn đến giảm thị lực cấp tính do tổn thương võng mạc - và phát triển chúng thành các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc dùng để cấy ghép cho bệnh nhân.
Ở Nhật Bản, khoảng 700.000 người, phần lớn là người cao tuổi, mắc căn bệnh này. Thông qua nghiên cứu trên, nhóm các nhà khoa học này hy vọng sẽ thẩm tra được độ an toàn trong phẫu thuật và của tế bào cấy ghép để đảm bảo gen không bị biến đổi thành các tế bào gây ung thư.
Nghiên cứu lâm sàng iPS được phát động sau khi Giáo sư Đại học Kyoto Shinya Yamanaka nghiên cứu thành công các tế bào iPS có thể phát triển thành bất cứ mô nào trên cơ thể người.
Ông Yamanaka đã giành giải Nobel năm 2012 trong lĩnh vực y sinh học cùng với nhà nghiên cứu John Gurdon vì nghiên cứu có tính đột phá về các tế bào iPS, góp phần mở ra ngành y học tái sinh và hy vọng sản xuất thuốc tế bào gốc trong tương lai./.
(TTXVN)