Chính phủ Nhật Bản mới đây đã công bố kế hoạch hỗ trợ các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) phát triển mạng lưới giao thông đường thủy.
Ngoài việc cung cấp miễn phí ba tàu vận chuyển cho Myanmar, Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ cùng ASEAN xây dựng thống nhất các quy định trong khu vực này về tiêu chuẩn an toàn và hỗ trợ tư pháp.
Tại ASEAN, nơi được đánh giá có nhiều sông hồ, biển đảo, giao thông đường thủy nhằm phục vụ vận chuyển con người và hàng hóa là điều không thể thiếu. Nhật Bản đánh giá với sự hỗ trợ của nước này, nhu cầu của ASEAN đối với các sản phẩm tàu thuyền do Nhật Bản chế tạo sẽ ngày càng tăng.
Theo kế hoạch, trước hết, Nhật Bản sẽ cung cấp miễn phí ba tàu vận chuyển cho một công ty vận tải đường thủy trực thuộc chính phủ Myanmar. Kế hoạch này sẽ hoàn thành vào năm 2014, khi các tàu do Nhật Bản cung cấp đáp ứng nhu cầu vận tải giữa thành phố lớn nhất Myanmar là Yangun với các vùng ngoại ô.
Tiếp theo đó, thông qua các khoản vốn vay, Nhật Bản sẽ chế tạo và cung cấp khoảng 40 tàu thuyền cho nước này để phục vụ việc chuyên chở hành khách và hàng hóa ở các tuyến đường sông. Nhật Bản cũng đang xem xét việc phái cử chuyên gia và nghiên cứu sinh tới Myanmar nhằm nâng cao khả năng sửa chữa và bảo hiểm cho các cơ sở đóng tàu đặt tại nước này.
Tại Thái Lan, quốc gia được coi là có đội tàu chở dầu đang bị "lão hóa" trầm trọng, Nhật Bản cũng đang tham gia vào xây dựng cơ sở đóng tàu công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của Thái Lan. Trong khi đó, thị trường Indonesia cũng đang trở thành mục tiêu hướng tới khi Nhật Bản cho biết sẽ xem xét kế hoạch viện trợ dành cho hoạt động đóng mới tàu nhằm kết nối các hòn đảo của nước này.
Trong lĩnh vực xây dựng quy tắc hàng hải, Bộ Giao thông và Lãnh thổ Nhật Bản cũng sẽ cử chuyên gia tới Philíppin để bàn về việc xây dựng cơ sở an toàn giao thông đường thủy. Tại Myanmar, Nhật Bản cũng sẽ phải cử chuyên gia của Bộ Giao thông Nhật Bản nhằm nghiên cứu các quy tắc tương tự, đồng thời xem xét việc áp dụng mở rộng những quy tắc này ở các nước ASEAN.
Tại ASEAN, vấn đề đối phó với những sự cố liên quan tới tàu thuyền và cơ sở hành lang pháp lý đang là vấn đề đáng quan tâm. Chính phủ Nhật Bản xác định việc xây dựng các quy định và tiêu chuẩn an toàn về tàu thuyền đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, song thông qua hợp tác xuất khẩu, các công ty đóng tàu, chế tạo động cơ tàu…, sẽ dần nâng cao mức tiêu chuẩn an toàn, từng bước mang lại khả năng chế tạo những con tàu đủ sức đối phó với sóng to và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nhật Bản hiện đang phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc và Hàn Quốc trong lĩnh vực đóng các con tàu có trọng tải lớn. Chính phủ Nhật Bản do đó xác định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nước này tiến vào thị trường ASEAN thông qua hợp tác với các nhà chế tạo tàu thuyền loại vừa và nhỏ của khu vực này. Đây được coi như là bước hỗ trợ tích cực trước thực trạng khó khăn của thị trường đóng tàu nội địa của Nhật Bản./.
Ngoài việc cung cấp miễn phí ba tàu vận chuyển cho Myanmar, Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ cùng ASEAN xây dựng thống nhất các quy định trong khu vực này về tiêu chuẩn an toàn và hỗ trợ tư pháp.
Tại ASEAN, nơi được đánh giá có nhiều sông hồ, biển đảo, giao thông đường thủy nhằm phục vụ vận chuyển con người và hàng hóa là điều không thể thiếu. Nhật Bản đánh giá với sự hỗ trợ của nước này, nhu cầu của ASEAN đối với các sản phẩm tàu thuyền do Nhật Bản chế tạo sẽ ngày càng tăng.
Theo kế hoạch, trước hết, Nhật Bản sẽ cung cấp miễn phí ba tàu vận chuyển cho một công ty vận tải đường thủy trực thuộc chính phủ Myanmar. Kế hoạch này sẽ hoàn thành vào năm 2014, khi các tàu do Nhật Bản cung cấp đáp ứng nhu cầu vận tải giữa thành phố lớn nhất Myanmar là Yangun với các vùng ngoại ô.
Tiếp theo đó, thông qua các khoản vốn vay, Nhật Bản sẽ chế tạo và cung cấp khoảng 40 tàu thuyền cho nước này để phục vụ việc chuyên chở hành khách và hàng hóa ở các tuyến đường sông. Nhật Bản cũng đang xem xét việc phái cử chuyên gia và nghiên cứu sinh tới Myanmar nhằm nâng cao khả năng sửa chữa và bảo hiểm cho các cơ sở đóng tàu đặt tại nước này.
Tại Thái Lan, quốc gia được coi là có đội tàu chở dầu đang bị "lão hóa" trầm trọng, Nhật Bản cũng đang tham gia vào xây dựng cơ sở đóng tàu công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của Thái Lan. Trong khi đó, thị trường Indonesia cũng đang trở thành mục tiêu hướng tới khi Nhật Bản cho biết sẽ xem xét kế hoạch viện trợ dành cho hoạt động đóng mới tàu nhằm kết nối các hòn đảo của nước này.
Trong lĩnh vực xây dựng quy tắc hàng hải, Bộ Giao thông và Lãnh thổ Nhật Bản cũng sẽ cử chuyên gia tới Philíppin để bàn về việc xây dựng cơ sở an toàn giao thông đường thủy. Tại Myanmar, Nhật Bản cũng sẽ phải cử chuyên gia của Bộ Giao thông Nhật Bản nhằm nghiên cứu các quy tắc tương tự, đồng thời xem xét việc áp dụng mở rộng những quy tắc này ở các nước ASEAN.
Tại ASEAN, vấn đề đối phó với những sự cố liên quan tới tàu thuyền và cơ sở hành lang pháp lý đang là vấn đề đáng quan tâm. Chính phủ Nhật Bản xác định việc xây dựng các quy định và tiêu chuẩn an toàn về tàu thuyền đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, song thông qua hợp tác xuất khẩu, các công ty đóng tàu, chế tạo động cơ tàu…, sẽ dần nâng cao mức tiêu chuẩn an toàn, từng bước mang lại khả năng chế tạo những con tàu đủ sức đối phó với sóng to và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nhật Bản hiện đang phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc và Hàn Quốc trong lĩnh vực đóng các con tàu có trọng tải lớn. Chính phủ Nhật Bản do đó xác định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nước này tiến vào thị trường ASEAN thông qua hợp tác với các nhà chế tạo tàu thuyền loại vừa và nhỏ của khu vực này. Đây được coi như là bước hỗ trợ tích cực trước thực trạng khó khăn của thị trường đóng tàu nội địa của Nhật Bản./.
Trường Giang (TTXVN)