Ngày 4/8, phát biểu trên đài truyền hình NHK, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết chính phủ nước này đang xem xét thừa nhận quyền phòng thủ tập thể của Nhật Bản và phương hướng này sẽ được thể hiện trong đại cương kế hoạch phòng vệ của Nhật Bản sẽ được công bố trong năm nay.
Ông Onodeara cũng cho biết tuy lịch trình cụ thể chưa được xác định, song trong nội bộ chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đều có chung quan điểm về vấn đề này.
Trước đó, trong cuộc gặp giữa các quan chức chính phủ, nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ Nhật Bản cần đề xuất cho phép áp dụng quyền phòng thủ tập thể, tại kỳ họp quốc hội vào mùa Thu tới. Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều nội dung cần thảo luận, nên thời điểm này có thể được điều chỉnh.
Hiện nay, vấn đề cho phép Nhật Bản tham gia phòng thủ tập thể vẫn nhận được nhiều ý kiến khác nhau của chính giới và người dân trong nước.
Những ý kiến tán thành cho rằng Nhật Bản cần gấp rút thực thi quyền phòng thủ này nhằm đối phó hiệu quả với những căng thẳng gần đây liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc, hay tình hình bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, những ý kiến phản đối cho rằng việc xây dựng quyền phòng thủ tập thể là đi ngược lại với hiến pháp hòa bình của nước này, và có thể tác động tiêu cực tới mối quan hệ với các nước láng giềng của Nhật Bản./.
Ông Onodeara cũng cho biết tuy lịch trình cụ thể chưa được xác định, song trong nội bộ chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đều có chung quan điểm về vấn đề này.
Trước đó, trong cuộc gặp giữa các quan chức chính phủ, nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ Nhật Bản cần đề xuất cho phép áp dụng quyền phòng thủ tập thể, tại kỳ họp quốc hội vào mùa Thu tới. Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều nội dung cần thảo luận, nên thời điểm này có thể được điều chỉnh.
Hiện nay, vấn đề cho phép Nhật Bản tham gia phòng thủ tập thể vẫn nhận được nhiều ý kiến khác nhau của chính giới và người dân trong nước.
Những ý kiến tán thành cho rằng Nhật Bản cần gấp rút thực thi quyền phòng thủ này nhằm đối phó hiệu quả với những căng thẳng gần đây liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc, hay tình hình bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, những ý kiến phản đối cho rằng việc xây dựng quyền phòng thủ tập thể là đi ngược lại với hiến pháp hòa bình của nước này, và có thể tác động tiêu cực tới mối quan hệ với các nước láng giềng của Nhật Bản./.
(Vietnam+)