Trong một vài tuần gần đây, tình trạng căng thẳng trong quan hệ Nhật-Hàn đang có dấu hiệu gia tăng.
Đáng chú ý, nguyên nhân khiến quan hệ giữa hai nước láng giềng ở Đông Bắc Á này xấu đi không xuất phát từ các vấn đề lịch sử hay tranh chấp lãnh thổ, những vấn đề đã nhiều lần gây sóng gió cho mối quan hệ Nhật-Hàn trong nhiều thập kỷ qua, mà lại từ một vấn đề tưởng chừng như đơn giản: an toàn thực phẩm.
Lệnh cấm từ Seoul
Ngày 20/8, tức là gần 2 năm rưỡi kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã thừa nhận có khoảng 300 tấn nước có chứa các chất phóng xạ phát thải tia beta với nồng độ lên tới 80 triệu bql/lít đã bị rò rỉ khỏi một bồn chứa ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I.
Một phần trong số nước rò rỉ này có thể đã chảy vào Thái Bình Dương. Đây là vụ rò rỉ nước nhiễm phóng xạ tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima.
Chỉ hai ngày sau đó, hãng tin Kyodo cho biết tất cả các hoạt động đánh bắt thủy sản ở ngoài khơi tỉnh Fukushima đã bị tạm ngừng.
Thông tin trên ngay lập tức đã khiến dư luận Hàn Quốc lo ngại về sự an toàn của các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản. Sự quan ngại này không chỉ giới hạn đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản mà còn đối với các loại cá và động vật có vỏ như trai sò, cua và tôm được đánh bắt dọc bờ biển Hàn Quốc.
Kết quả thăm dò dư luận do một cơ quan điều tra tiến hành vào đầu tháng 9 theo đề nghị của các nghị sỹ đối lập ở Hàn Quốc cho thấy có tới 93% người được hỏi cho rằng lập trường của Chính phủ về thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản là “chưa thích hợp.”
Do lo ngại tâm lý bất an trong người tiêu dùng Hàn Quốc đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản có thể biến thành làn sóng chỉ trích nhằm chính quyền của Tổng thống Park Geun Hye, hôm 6/9, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định mở rộng phạm vi áp dụng của lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản.
Lệnh cấm này được áp dụng đối với tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ tỉnh Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, và 7 tỉnh khác của Nhật Bản, trong đó có hai tỉnh không giáp biển là Gunma và Tochigi.
Trước đó, Hàn Quốc chỉ cấm nhập khẩu đối với 50 mặt hàng thủy sản, trong đó có cá nước ngọt, từ 8 tỉnh trên.
Cùng với việc mở rộng phạm vi lệnh cấm, Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định hạ giới hạn cho phép về nồng độ phóng xạ trong các sản phẩm thủy sản từ 370 bql/kg xuống còn 100 bql/kg.
Trong khi đó, Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc cho biết các cơ quan chức năng nước này sẽ yêu cầu xuất trình giấy phép kiểm tra phóng xạ mới đối với các mặt hàng có xuất xứ từ Nhật Bản nếu phát hiện dù chỉ một lượng rất nhỏ chất phóng xạ trong bất cứ sản phẩm thủy sản hay động vật nào từ bất cứ khu vực nào khác của Nhật Bản.
Hãng tin Yonhap dẫn tuyên bố của Bộ Đại dương và Thủy sản khẳng định “biện pháp này sẽ giữ không cho bất cứ mặt hàng thủy sản nào bị nhiễm xạ, cho dù chỉ với một lượng rất nhỏ chất phóng xạ, xâm nhập vào nước này.”
Cho đến thời điểm này, nếu chất phóng xạ được phát hiện trong các sản phẩm nhập khẩu, chừng nào lượng phóng xạ vẫn dưới ngưỡng giới hạn, các cơ quan chức năng Hàn Quốc không yêu cầu phải cấp lại giấy chứng nhận kiểm tra phóng xạ.<
Sóng gió lại nổi
Chỉ vài giờ sau khi Hàn Quốc quyết định mở rộng phạm vi lệnh cấm nhập khẩu thủy sản, hôm 6/9, Chính phủ Nhật Bản đã có phản ứng rất gay gắt. Phát biểu với các phóng viên ở Tokyo , Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói: “Chúng tôi đã cung cấp cho Chính phủ Hàn Quốc các thông tin liên quan kể từ khi vụ rò rỉ nước bị nhiễm phóng xạ (tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I) được công bố… Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu Hàn Quốc có các bước đi trên cơ sở các luận cứ khoa học.”
Tokyo cũng khẳng định nước này có các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất chặt chẽ trên cơ sở các quy tắc quốc tế và thường xuyên đo nồng độ phóng xạ.
[Nhật kiến nghị Hàn Quốc bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá]
Theo các chuyên gia phân tích, Chính phủ Nhật Bản lo ngại những thông tin sai lệch về sự an toàn của các sản phẩm nông-lâm-thủy sản của Nhật Bản có thể lan rộng nếu Hàn Quốc tiếp tục duy trì lệnh cấm nhập khẩu trên. Do vậy, thông qua nhiều kênh khác nhau, Nhật Bản đã nỗ lực thuyết phục Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh cấm trên.
Vào giữa tháng 9, Cơ quan Thủy sản Nhật Bản đã cử một quan chức cao cấp sang Hàn Quốc để giải thích về các biện pháp mà Tokyo đang áp dụng để bảo đảm an toàn thực phẩm và xử lý nước nhiễm xạ.
Tiếp đó, trong cuộc gặp với người đồng cấp Yun Byung Se của Hàn Quốc ở New York hôm 26/9, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã khẳng định lệnh cấm nhập khẩu của Hàn Quốc thiếu cơ sở khoa học và đề nghị phía Hàn Quốc xem xét lại lệnh cấm này. Ông Kishida cam kết chính phủ Nhật Bản sẽ làm hết sức để kiểm soát các vụ rò rỉ nước nhiễm xạ.
Mới đây nhất, tại Hội nghị ASEAN+3 ở Brunei hôm 10/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN nới lỏng hoặc xóa bỏ các lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm của Nhật Bản.
Bất chấp những nỗ lực thuyết phục Seoul dỡ bỏ lệnh cấm trên của Tokyo, Ngoại trưởng Yun Byung Se vẫn tuyên bố Seoul sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ 8 tỉnh của Nhật Bản chừng nào các quan ngại của người tiêu dùng Hàn Quốc được loại bỏ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc Yoon Jin Sook nói Nhật Bản dường như đang cố gắng hạ thấp mối nguy hiểm của các vụ rò rỉ nước nhiễm xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Hãng tin Yonhap dẫn lời bà Yoon nói: “Chúng tôi đã tự hỏi liệu chúng tôi có phải bảo vệ những kẻ vô đạo đức như vậy theo các nghi thức ngoại giao hay không, và vì vậy, chúng tôi đã làm (áp đặt lệnh cấm nhập khẩu) ngay khi chúng tôi có thể.”
Trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy những tranh cãi xung quanh lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc chưa có hồi kết, hôm 8/10, Nhật Bản đã đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) can thiệp vào vấn đề này.
Hãng tin AFP dẫn lời một quan chức giấu tên của Cơ quan Thủy sản Nhật Bản nói Tokyo muốn Ủy ban Vệ sinh và Kiểm dịch (SPC) - bộ phận chuyên giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm của WTO - thảo luận về lệnh cấm của Hàn Quốc.
“Chúng tôi sẽ giải thích với SPC rằng các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản chịu sự kiểm soát bởi các biện pháp an toàn chặt chẽ trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, và rằng lệnh cấm của Hàn Quốc thiếu cơ sở khoa học,” quan chức này nói. “Chúng tôi đã đề nghị đưa vấn đề này trở thành một phần trong chương trình nghị sự sẽ được thảo luận tại SPC sau khi đã đề nghị Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh cấm trên.”
Theo quan chức này, cho dù SPC không có thẩm quyền đưa ra các lệnh cưỡng chế nhưng “sẽ là tốt hơn đối với chúng tôi nếu Seoul tình nguyện dỡ bỏ lệnh cấm này thay vì chúng tôi phải nộp đơn kiện bởi vì, một vụ kiện chính thức có thể kéo dài nhiều năm.”
Trong những năm gần đây, quan hệ Nhật-Hàn thường xuyên nổi sóng do các vấn đề lịch sử và vấn đề tranh chấp quần đảo Takeshima/Dokdo. Nhiều người lo ngại lệnh cấm nhập khẩu của Hàn Quốc có thể đẩy tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước láng giềng này lên một nấc thang mới.
Trong nỗ lực “hạ hỏa” căng thẳng trong quan hệ Nhật-Hàn, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano đã đề xuất Nhật Bản cho phép các tổ chức quốc tế kiểm tra Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và cung cấp thông tin về các vụ rò rỉ nước nhiễm xạ.
IAEA dự kiến sẽ cử một đội điều tra thứ 2 tới Fukushima để xem xét các vụ rò rỉ phóng xạ ở đây./.
Đáng chú ý, nguyên nhân khiến quan hệ giữa hai nước láng giềng ở Đông Bắc Á này xấu đi không xuất phát từ các vấn đề lịch sử hay tranh chấp lãnh thổ, những vấn đề đã nhiều lần gây sóng gió cho mối quan hệ Nhật-Hàn trong nhiều thập kỷ qua, mà lại từ một vấn đề tưởng chừng như đơn giản: an toàn thực phẩm.
Lệnh cấm từ Seoul
Ngày 20/8, tức là gần 2 năm rưỡi kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã thừa nhận có khoảng 300 tấn nước có chứa các chất phóng xạ phát thải tia beta với nồng độ lên tới 80 triệu bql/lít đã bị rò rỉ khỏi một bồn chứa ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I.
Một phần trong số nước rò rỉ này có thể đã chảy vào Thái Bình Dương. Đây là vụ rò rỉ nước nhiễm phóng xạ tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima.
Chỉ hai ngày sau đó, hãng tin Kyodo cho biết tất cả các hoạt động đánh bắt thủy sản ở ngoài khơi tỉnh Fukushima đã bị tạm ngừng.
Thông tin trên ngay lập tức đã khiến dư luận Hàn Quốc lo ngại về sự an toàn của các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản. Sự quan ngại này không chỉ giới hạn đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản mà còn đối với các loại cá và động vật có vỏ như trai sò, cua và tôm được đánh bắt dọc bờ biển Hàn Quốc.
Kết quả thăm dò dư luận do một cơ quan điều tra tiến hành vào đầu tháng 9 theo đề nghị của các nghị sỹ đối lập ở Hàn Quốc cho thấy có tới 93% người được hỏi cho rằng lập trường của Chính phủ về thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản là “chưa thích hợp.”
Do lo ngại tâm lý bất an trong người tiêu dùng Hàn Quốc đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản có thể biến thành làn sóng chỉ trích nhằm chính quyền của Tổng thống Park Geun Hye, hôm 6/9, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định mở rộng phạm vi áp dụng của lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản.
Lệnh cấm này được áp dụng đối với tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ tỉnh Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, và 7 tỉnh khác của Nhật Bản, trong đó có hai tỉnh không giáp biển là Gunma và Tochigi.
Trước đó, Hàn Quốc chỉ cấm nhập khẩu đối với 50 mặt hàng thủy sản, trong đó có cá nước ngọt, từ 8 tỉnh trên.
Cùng với việc mở rộng phạm vi lệnh cấm, Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định hạ giới hạn cho phép về nồng độ phóng xạ trong các sản phẩm thủy sản từ 370 bql/kg xuống còn 100 bql/kg.
Trong khi đó, Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc cho biết các cơ quan chức năng nước này sẽ yêu cầu xuất trình giấy phép kiểm tra phóng xạ mới đối với các mặt hàng có xuất xứ từ Nhật Bản nếu phát hiện dù chỉ một lượng rất nhỏ chất phóng xạ trong bất cứ sản phẩm thủy sản hay động vật nào từ bất cứ khu vực nào khác của Nhật Bản.
Hãng tin Yonhap dẫn tuyên bố của Bộ Đại dương và Thủy sản khẳng định “biện pháp này sẽ giữ không cho bất cứ mặt hàng thủy sản nào bị nhiễm xạ, cho dù chỉ với một lượng rất nhỏ chất phóng xạ, xâm nhập vào nước này.”
Cho đến thời điểm này, nếu chất phóng xạ được phát hiện trong các sản phẩm nhập khẩu, chừng nào lượng phóng xạ vẫn dưới ngưỡng giới hạn, các cơ quan chức năng Hàn Quốc không yêu cầu phải cấp lại giấy chứng nhận kiểm tra phóng xạ.<
Sóng gió lại nổi
Chỉ vài giờ sau khi Hàn Quốc quyết định mở rộng phạm vi lệnh cấm nhập khẩu thủy sản, hôm 6/9, Chính phủ Nhật Bản đã có phản ứng rất gay gắt. Phát biểu với các phóng viên ở Tokyo , Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói: “Chúng tôi đã cung cấp cho Chính phủ Hàn Quốc các thông tin liên quan kể từ khi vụ rò rỉ nước bị nhiễm phóng xạ (tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I) được công bố… Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu Hàn Quốc có các bước đi trên cơ sở các luận cứ khoa học.”
Tokyo cũng khẳng định nước này có các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất chặt chẽ trên cơ sở các quy tắc quốc tế và thường xuyên đo nồng độ phóng xạ.
[Nhật kiến nghị Hàn Quốc bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá]
Theo các chuyên gia phân tích, Chính phủ Nhật Bản lo ngại những thông tin sai lệch về sự an toàn của các sản phẩm nông-lâm-thủy sản của Nhật Bản có thể lan rộng nếu Hàn Quốc tiếp tục duy trì lệnh cấm nhập khẩu trên. Do vậy, thông qua nhiều kênh khác nhau, Nhật Bản đã nỗ lực thuyết phục Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh cấm trên.
Vào giữa tháng 9, Cơ quan Thủy sản Nhật Bản đã cử một quan chức cao cấp sang Hàn Quốc để giải thích về các biện pháp mà Tokyo đang áp dụng để bảo đảm an toàn thực phẩm và xử lý nước nhiễm xạ.
Tiếp đó, trong cuộc gặp với người đồng cấp Yun Byung Se của Hàn Quốc ở New York hôm 26/9, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã khẳng định lệnh cấm nhập khẩu của Hàn Quốc thiếu cơ sở khoa học và đề nghị phía Hàn Quốc xem xét lại lệnh cấm này. Ông Kishida cam kết chính phủ Nhật Bản sẽ làm hết sức để kiểm soát các vụ rò rỉ nước nhiễm xạ.
Mới đây nhất, tại Hội nghị ASEAN+3 ở Brunei hôm 10/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN nới lỏng hoặc xóa bỏ các lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm của Nhật Bản.
Bất chấp những nỗ lực thuyết phục Seoul dỡ bỏ lệnh cấm trên của Tokyo, Ngoại trưởng Yun Byung Se vẫn tuyên bố Seoul sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ 8 tỉnh của Nhật Bản chừng nào các quan ngại của người tiêu dùng Hàn Quốc được loại bỏ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc Yoon Jin Sook nói Nhật Bản dường như đang cố gắng hạ thấp mối nguy hiểm của các vụ rò rỉ nước nhiễm xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Hãng tin Yonhap dẫn lời bà Yoon nói: “Chúng tôi đã tự hỏi liệu chúng tôi có phải bảo vệ những kẻ vô đạo đức như vậy theo các nghi thức ngoại giao hay không, và vì vậy, chúng tôi đã làm (áp đặt lệnh cấm nhập khẩu) ngay khi chúng tôi có thể.”
Trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy những tranh cãi xung quanh lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc chưa có hồi kết, hôm 8/10, Nhật Bản đã đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) can thiệp vào vấn đề này.
Hãng tin AFP dẫn lời một quan chức giấu tên của Cơ quan Thủy sản Nhật Bản nói Tokyo muốn Ủy ban Vệ sinh và Kiểm dịch (SPC) - bộ phận chuyên giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm của WTO - thảo luận về lệnh cấm của Hàn Quốc.
“Chúng tôi sẽ giải thích với SPC rằng các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản chịu sự kiểm soát bởi các biện pháp an toàn chặt chẽ trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, và rằng lệnh cấm của Hàn Quốc thiếu cơ sở khoa học,” quan chức này nói. “Chúng tôi đã đề nghị đưa vấn đề này trở thành một phần trong chương trình nghị sự sẽ được thảo luận tại SPC sau khi đã đề nghị Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh cấm trên.”
Theo quan chức này, cho dù SPC không có thẩm quyền đưa ra các lệnh cưỡng chế nhưng “sẽ là tốt hơn đối với chúng tôi nếu Seoul tình nguyện dỡ bỏ lệnh cấm này thay vì chúng tôi phải nộp đơn kiện bởi vì, một vụ kiện chính thức có thể kéo dài nhiều năm.”
Trong những năm gần đây, quan hệ Nhật-Hàn thường xuyên nổi sóng do các vấn đề lịch sử và vấn đề tranh chấp quần đảo Takeshima/Dokdo. Nhiều người lo ngại lệnh cấm nhập khẩu của Hàn Quốc có thể đẩy tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước láng giềng này lên một nấc thang mới.
Trong nỗ lực “hạ hỏa” căng thẳng trong quan hệ Nhật-Hàn, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano đã đề xuất Nhật Bản cho phép các tổ chức quốc tế kiểm tra Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và cung cấp thông tin về các vụ rò rỉ nước nhiễm xạ.
IAEA dự kiến sẽ cử một đội điều tra thứ 2 tới Fukushima để xem xét các vụ rò rỉ phóng xạ ở đây./.
Thanh Tùng (TTXVN)