Ngày 31/8, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp - Khu chế xuất (HEPZA) Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức Hội nghị giới thiệu Dự án phát triển công nghiệp phụ trợ tại khu vực miền Nam Việt Nam.
Các chuyên gia cho biết tại hội nghị, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, không riêng gì các công ty Nhật Bản, mà các công ty nước ngoài khác đến Việt Nam đều mong muốn mở rộng và phát triển khả năng cung ứng các mặt hàng nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng, các thiết bị máy móc. Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đã trở nên cấp thiết.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Trưởng ban HEPZA, sự non yếu, đặc điểm mới hình thành của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam đã trực tiếp ảnh hưởng đến xúc tiến đầu tư, làm cho khả năng cạnh tranh của nền sản xuất bị giảm sút, giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu bị hạn chế, dẫn đến tình trạng nhập siêu.
Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Chính phủ Nhật Bản với nội dung Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển hơn nữa ngành công nghiệp phụ trợ.
Ông Yabe Hirohito, Tình nguyện viên cao cấp JICA cho biết hiện trạng tỷ lệ nội địa hóa linh kiện trong các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam chỉ chiếm 22,4%, thấp hơn nhiều so với tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Dự án nói trên nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ, chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN vào năm 2015 và tiến tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Thành viên nhóm hỗ trợ gồm các tình nguyện viên người Nhật thuộc JICA đã có kinh nghiệm công tác lâu năm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trên phạm vi 4 tỉnh, thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai và Bình Dương, từ năm 2009-2013, dự án sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc cải tiến chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng, để có khả năng trở thành nhà cung cấp phụ tùng chuyên nghiệp cho các công ty sản xuất của Nhật Bản tại Việt Nam trong các ngành ôtô, xe máy, điện, điện tử, cơ khí.
Đối tượng dự án là các doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam liên quan với nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công chi tiết cơ khí, phụ tùng chính xác, đúc kim loại, khuôn mẫu, ép nhựa, xi mạ...
Thời gian hỗ trợ từ 3-6 tháng, sau đó tiếp tục theo định kỳ để theo dõi việc duy trì cải tiến của doanh nghiệp.
Trong năm 2010, dự án nói trên đã hỗ trợ 100 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Ở khu vực miền Nam, từ đầu năm 2011 đến nay, dự án đã hỗ trợ xong 11 doanh nghiệp, đang hỗ trợ 13 doanh nghiệp, đã khảo sát và phỏng vấn 88 doanh nghiệp, phỏng vấn qua điện thoại 164 doanh nghiệp./.
Các chuyên gia cho biết tại hội nghị, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, không riêng gì các công ty Nhật Bản, mà các công ty nước ngoài khác đến Việt Nam đều mong muốn mở rộng và phát triển khả năng cung ứng các mặt hàng nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng, các thiết bị máy móc. Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đã trở nên cấp thiết.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Trưởng ban HEPZA, sự non yếu, đặc điểm mới hình thành của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam đã trực tiếp ảnh hưởng đến xúc tiến đầu tư, làm cho khả năng cạnh tranh của nền sản xuất bị giảm sút, giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu bị hạn chế, dẫn đến tình trạng nhập siêu.
Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Chính phủ Nhật Bản với nội dung Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển hơn nữa ngành công nghiệp phụ trợ.
Ông Yabe Hirohito, Tình nguyện viên cao cấp JICA cho biết hiện trạng tỷ lệ nội địa hóa linh kiện trong các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam chỉ chiếm 22,4%, thấp hơn nhiều so với tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Dự án nói trên nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ, chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN vào năm 2015 và tiến tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Thành viên nhóm hỗ trợ gồm các tình nguyện viên người Nhật thuộc JICA đã có kinh nghiệm công tác lâu năm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trên phạm vi 4 tỉnh, thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai và Bình Dương, từ năm 2009-2013, dự án sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc cải tiến chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng, để có khả năng trở thành nhà cung cấp phụ tùng chuyên nghiệp cho các công ty sản xuất của Nhật Bản tại Việt Nam trong các ngành ôtô, xe máy, điện, điện tử, cơ khí.
Đối tượng dự án là các doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam liên quan với nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công chi tiết cơ khí, phụ tùng chính xác, đúc kim loại, khuôn mẫu, ép nhựa, xi mạ...
Thời gian hỗ trợ từ 3-6 tháng, sau đó tiếp tục theo định kỳ để theo dõi việc duy trì cải tiến của doanh nghiệp.
Trong năm 2010, dự án nói trên đã hỗ trợ 100 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Ở khu vực miền Nam, từ đầu năm 2011 đến nay, dự án đã hỗ trợ xong 11 doanh nghiệp, đang hỗ trợ 13 doanh nghiệp, đã khảo sát và phỏng vấn 88 doanh nghiệp, phỏng vấn qua điện thoại 164 doanh nghiệp./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)