Các nhà phân tích Mỹ và châu Âu cho rằng trận động đất kinh hoàng xảy ra hôm 11/3 tại Nhật Bản làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính ở nước này và có thể tác động tới các nước kháctrên thế giới.
Chính phủ Nhật Bảnngày 13/3 tuyên bố tác động của trận động đất mạnh 8,9 độ Richter cùng sóng thầnxảy ra ngày 11/3 đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này là "đáng kể."
ChánhVăn phòng nội các Yukio Edano cho biết chính phủ họp trong ngày 13/3 để đánh giáthiệt hại về kinh tế do thảm họa động đất gây ra.
Theo ông Edano, thảm họa thiêntai vừa xảy ra tại Nhật Bản đã gây tác động khá lớn tới các hoạt động kinh tếcủa đất nước. Cho đến nay, ngoài những thiệt hại về người (ước tính hơn 2.000người chết và mất tích và hơn 20.000 người chưa xác định được số phận) cùngnhững mất mát nhà cửa và của cải, nhiều công ty hàng đầu của Nhật Bản đã phảitạm ngừng hoạt động.
Các hãng chế tạo ôtô như Toyota, Nissan, Suzuki và Honda đãthông báo ngừng toàn bộ các hoạt động sản xuất tại Nhật Bản ít nhất đến ngày14/3. Hãng điện tử Sony cũng đóng cửa toàn bộ các nhà máy của mình.
Thủ tướngNhật Bản Naoto Kan cho rằng Nhật Bản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồitệ nhất trong 65 năm qua kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới thứII.
Trong khi đó, các nhà phân tích Mỹ và châu Âu cho biết trận động đất kinhhoàng xảy ra hôm 11/3 tại Nhật Bản làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng tài chínhtại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này và có thể tác động tới các nước kháctrên thế giới.
Theo các nhà phân tích, thiệt hại về kinh tế và xã hội càng lớnthì sự đe dọa đối với năng lực của chính phủ cũng như khả năng tránh khủng hoảngtài chính càng lớn.
Công ty tư vấn tài chính Capital Economics của Anh cảnh báophải mất ít nhất vài ngày nữa mới có thể đánh giá được mức độ thiệt hại mà độngđất và sóng thần gây ra.
Các chuyên gia kinh tế thuộc Tập đoàn tàichính ING của Hà Lan và High Frequency Economics của Mỹ tỏ ra lo ngại trước thựctrạng tài chính mong manh của Tokyo, cho rằng đây là thời điểm khó khăn đối vớiNhật Bản và các dư chấn về kinh tế có thể tác động tới toàn bộ nền kinh tế thếgiới.
Các nhà kinh tế thuộc Công ty tư vấn Capital Economics nhấn mạnh động đấtkhông chỉ tác động tới người dân trong nước, mà các thị trường tài chính cũngcần xem xét những thiệt hại về kinh tế cũng như tác động của thảm họa tới tàichính công.
Nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Nomura của Nhật Bản cho biết tuy thảmhọa thiên tai vừa xảy ra tại Nhật Bản chỉ gây ảnh hưởng nặng nề tới các khu côngnghiệp, trong đó chủ yếu là các nhà máy hóa chất và điện tử, đóng góp 1,7% GDPcủa Nhật Bản, song nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin vào thịtrường trái phiếu chính phủ của Nhật Bản.
Các nhà kinh tế cho rằng Chính phủNhật Bản sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi đưa ra kế hoạch tài khóa dài hạn đáng tincậy vào mùa Hè này, nếu nền kinh tế vẫn bị "kẹt" trong suy thoái, tình hình tàichính công trở nên nguy kịch hơn và người dân vẫn phải gánh chịu hậu quả củatrận động đất kinh hoàng này./.
Chính phủ Nhật Bảnngày 13/3 tuyên bố tác động của trận động đất mạnh 8,9 độ Richter cùng sóng thầnxảy ra ngày 11/3 đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này là "đáng kể."
ChánhVăn phòng nội các Yukio Edano cho biết chính phủ họp trong ngày 13/3 để đánh giáthiệt hại về kinh tế do thảm họa động đất gây ra.
Theo ông Edano, thảm họa thiêntai vừa xảy ra tại Nhật Bản đã gây tác động khá lớn tới các hoạt động kinh tếcủa đất nước. Cho đến nay, ngoài những thiệt hại về người (ước tính hơn 2.000người chết và mất tích và hơn 20.000 người chưa xác định được số phận) cùngnhững mất mát nhà cửa và của cải, nhiều công ty hàng đầu của Nhật Bản đã phảitạm ngừng hoạt động.
Các hãng chế tạo ôtô như Toyota, Nissan, Suzuki và Honda đãthông báo ngừng toàn bộ các hoạt động sản xuất tại Nhật Bản ít nhất đến ngày14/3. Hãng điện tử Sony cũng đóng cửa toàn bộ các nhà máy của mình.
Thủ tướngNhật Bản Naoto Kan cho rằng Nhật Bản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồitệ nhất trong 65 năm qua kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới thứII.
Trong khi đó, các nhà phân tích Mỹ và châu Âu cho biết trận động đất kinhhoàng xảy ra hôm 11/3 tại Nhật Bản làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng tài chínhtại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này và có thể tác động tới các nước kháctrên thế giới.
Theo các nhà phân tích, thiệt hại về kinh tế và xã hội càng lớnthì sự đe dọa đối với năng lực của chính phủ cũng như khả năng tránh khủng hoảngtài chính càng lớn.
Công ty tư vấn tài chính Capital Economics của Anh cảnh báophải mất ít nhất vài ngày nữa mới có thể đánh giá được mức độ thiệt hại mà độngđất và sóng thần gây ra.
Các chuyên gia kinh tế thuộc Tập đoàn tàichính ING của Hà Lan và High Frequency Economics của Mỹ tỏ ra lo ngại trước thựctrạng tài chính mong manh của Tokyo, cho rằng đây là thời điểm khó khăn đối vớiNhật Bản và các dư chấn về kinh tế có thể tác động tới toàn bộ nền kinh tế thếgiới.
Các nhà kinh tế thuộc Công ty tư vấn Capital Economics nhấn mạnh động đấtkhông chỉ tác động tới người dân trong nước, mà các thị trường tài chính cũngcần xem xét những thiệt hại về kinh tế cũng như tác động của thảm họa tới tàichính công.
Nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Nomura của Nhật Bản cho biết tuy thảmhọa thiên tai vừa xảy ra tại Nhật Bản chỉ gây ảnh hưởng nặng nề tới các khu côngnghiệp, trong đó chủ yếu là các nhà máy hóa chất và điện tử, đóng góp 1,7% GDPcủa Nhật Bản, song nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin vào thịtrường trái phiếu chính phủ của Nhật Bản.
Các nhà kinh tế cho rằng Chính phủNhật Bản sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi đưa ra kế hoạch tài khóa dài hạn đáng tincậy vào mùa Hè này, nếu nền kinh tế vẫn bị "kẹt" trong suy thoái, tình hình tàichính công trở nên nguy kịch hơn và người dân vẫn phải gánh chịu hậu quả củatrận động đất kinh hoàng này./.
(TTXVN/Vietnam+)