Người đứng đầu Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản (FSA), Shozaburo Jimi ngày 24/2 đã quyết định đình chỉ mọi hoạt động của Công ty đầu tư AIJ Investment Advisors cho đến ngày 23/3, để điều tra những thông tin cáo buộc AIJ làm thất thoát khoảng 2,3 tỷ USD trong các quỹ lương hưu mà công ty này quản lý.
Ông Shozaburo cho biết: "FSA cùng với Bộ Lao động Nhật Bản sẽ thực hiện mọi bước đi cần thiết để ngăn chặn các sự kiện tương tự xảy ra, đồng thời sẽ tiến hành điều tra sớm nhất có thể đối với tất cả 263 công ty quản lý đầu tư của Nhật Bản."
Chi tiết về số tiền thực tế bị thất thoát là bao nhiêu chưa được công bố khi FSA khẳng định họ không thể đưa ra bất kỳ bình luận nào đối với một vụ việc đang được tiến hành điều tra.
Trước đó, nhật báo kinh doanh Nikkei tiết lộ AIJ (công ty với danh tiếng là một trong số ít những nhà quản lý vốn và tài sản hoạt động kinh doanh hàng năm có lãi) đã làm thất thoát 183 tỷ yen (2,3 tỷ USD) trong các quỹ lương hưu mà AIJ đang nắm giữ.
AIJ được thành lập năm 1989, có thể đã "nói dối" các khách hàng trong nhiều năm qua về khoản lợi nhuận tích tụ lên tới 240% kể từ khi AIJ chính thức tham gia hoạt động quản lý vốn đầu thập niên 2000.
Nikkei không cho biết liệu số tiền bị thất thoát là do biến động thị trường hay do AIJ dùng số tiền đó để "lấn sân" sang các mục đích khác.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NHK, Sei Takahashi, luật sư đại diện cho AIJ nói: "Chúng tôi chưa có gì để tiết lộ vào thời điểm hiện tại vì vụ việc đang được tiến hành điều tra. AIJ sẽ đưa ra các giải thích cụ thể khi sự việc được sáng tỏ."
AIJ hiện có 124 khách hàng và quản lý tổng số tài sản trị giá 198,4 tỷ yen tính tới tháng 9/2011, trong đó chủ yếu là các quỹ lương hưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, điện lực và vận tải.
Những cáo buộc AIJ được đưa ra trong bối cảnh mới đây tập đoàn sản xuất máy ảnh khổng lồ Olympus của Nhật Bản cũng vướng vào một vụ bê bối lớn, khi các nhà chức trách Tokyo tuần trước tiến hành bắt giữ 7 quan chức của công ty này, trong đó có Cựu chủ tịch và cựu Phó Chủ tịch Olympus, vì đã làm thất thoát 1,7 tỷ USD vốn đầu tư./.
Ông Shozaburo cho biết: "FSA cùng với Bộ Lao động Nhật Bản sẽ thực hiện mọi bước đi cần thiết để ngăn chặn các sự kiện tương tự xảy ra, đồng thời sẽ tiến hành điều tra sớm nhất có thể đối với tất cả 263 công ty quản lý đầu tư của Nhật Bản."
Chi tiết về số tiền thực tế bị thất thoát là bao nhiêu chưa được công bố khi FSA khẳng định họ không thể đưa ra bất kỳ bình luận nào đối với một vụ việc đang được tiến hành điều tra.
Trước đó, nhật báo kinh doanh Nikkei tiết lộ AIJ (công ty với danh tiếng là một trong số ít những nhà quản lý vốn và tài sản hoạt động kinh doanh hàng năm có lãi) đã làm thất thoát 183 tỷ yen (2,3 tỷ USD) trong các quỹ lương hưu mà AIJ đang nắm giữ.
AIJ được thành lập năm 1989, có thể đã "nói dối" các khách hàng trong nhiều năm qua về khoản lợi nhuận tích tụ lên tới 240% kể từ khi AIJ chính thức tham gia hoạt động quản lý vốn đầu thập niên 2000.
Nikkei không cho biết liệu số tiền bị thất thoát là do biến động thị trường hay do AIJ dùng số tiền đó để "lấn sân" sang các mục đích khác.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NHK, Sei Takahashi, luật sư đại diện cho AIJ nói: "Chúng tôi chưa có gì để tiết lộ vào thời điểm hiện tại vì vụ việc đang được tiến hành điều tra. AIJ sẽ đưa ra các giải thích cụ thể khi sự việc được sáng tỏ."
AIJ hiện có 124 khách hàng và quản lý tổng số tài sản trị giá 198,4 tỷ yen tính tới tháng 9/2011, trong đó chủ yếu là các quỹ lương hưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, điện lực và vận tải.
Những cáo buộc AIJ được đưa ra trong bối cảnh mới đây tập đoàn sản xuất máy ảnh khổng lồ Olympus của Nhật Bản cũng vướng vào một vụ bê bối lớn, khi các nhà chức trách Tokyo tuần trước tiến hành bắt giữ 7 quan chức của công ty này, trong đó có Cựu chủ tịch và cựu Phó Chủ tịch Olympus, vì đã làm thất thoát 1,7 tỷ USD vốn đầu tư./.
Việt Khoa (TTXVN)