Nhật Bản đã tăng cường các biện pháp đối phó với khả năng tích tụ cao của các “đám mây độc” đến từ Trung Quốc, đưa ra kế hoạch hành động khẩn cấp tại nước này và yêu cầu Trung Quốc tiến hành đàm phán về những quan ngại môi trường sau vụ phát tán “các đám mây ô nhiễm” sang các nước láng giềng.
[Không khí ô nhiễm từ Trung Quốc lan tới Nhật Bản]
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết đã yêu cầu Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán cấp công tác tại Bắc Kinh vào nửa cuối tháng Hai để thảo luận biện pháp đối phó với vấn đề này.
Phía Nhật Bản đã thông báo với phía Trung Quốc rằng họ sẵn sàng cử các nhân viên Bộ ngoại giao và Bộ môi trường để thu thập các thông tin đáng tin cậy về ô nhiễm từ phía Trung Quốc và thảo luận sự hợp tác kỹ thuật mà Nhật Bản có thể hỗ trợ.
Bộ ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết Tokyo rất quan tâm đến vấn đề này vì nó có thể ảnh hưởng đến môi trường ở Nhật Bản và vì cần phải bảo vệ các công dân Nhật Bản đang sinh sống, làm việc tại Trung Quốc.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói: “Do Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề này nên chúng tôi đã thông báo với phía Trung Quốc rằng chúng tôi dự định tiến hành các cuộc tham vấn sớm giữa hai nước sau kỳ nghỉ Tết ở Trung Quốc và cân nhắc xem loại hình hợp tác nào có thể thực hiện.”
Tại cuộc họp lãnh đạo các bộ ngành liên quan, ông Suga đã yêu cầu họ hợp tác với nhau để giải quyết tình trạng ô nhiễm lan rộng này.
Bộ Môi trường Nhật Bản đã công bố kế hoạch hành động và có kế hoạch soạn thảo văn bản hướng dẫn các chính quyền địa phương ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm do “các đám mây độc” gây ra.
Theo Bộ trưởng Môi trường Nobuteru Ishihara, việc tạo ra các tiêu chuẩn cho những tư vấn và cảnh báo như vậy đồng thời thúc đẩy hợp tác kỹ thuật song phương rộng hơn là một trong những biện pháp được nêu trong chương trình hành động.
Các chính quyền địa phương Nhật Bản đang giám sát sự tích tụ của các vật chất đặc biệt có đường kính dưới 2,5 micron (2,5/1000 mm) bằng 550 trạm quan sát. Do chính quyền trung ương có sự tiếp cận hạn chế đối với dữ liệu của các địa phương về mức độ tích tụ các chất được gọi là PM2,5, nên chính phủ muốn tăng cường hợp tác với các chính quyền địa phương trong quá trình giám sát.
Theo chương trình này, Bộ Môi trường Nhật Bản đã kêu gọi hợp tác kỹ thuật mạnh hơn với Trung Quốc, nơi phát sinh các đám không khí ô nhiễm tồi tệ và một trong các kế hoạch là mở rộng mạng lưới giám sát các chất gây ô nhiễm không khí.
Bộ trên cho biết sẽ thành lập một ủy ban gồm bảy chuyên gia về ô nhiễm không khí và y tế. Ủy ban này sẽ thu thập dữ liệu để đánh giá thành phần của PM2,5 và các nguy cơ đối với sức khỏe dựa trên các mức độ tích tụ khác nhau.
Bộ này cũng sẽ tăng số trạm quan sát từ 556 lên 1.300 vào cuối năm tài chính 2012 để tăng cường giám sát các chất gây ô nhiễm không khí.
Sau khi thành lập phòng liên lạc với các chính quyền địa phương vào ngày 18/2, Bộ Môi trường sẽ tìm cách thu được thông tin dữ liệu đầy đủ hơn từ việc giám sát ô nhiễm. Trang web của bộ này sẽ bắt đầu công bố các dữ liệu giám sát PM2,5 từ ngày 13/2./.
[Không khí ô nhiễm từ Trung Quốc lan tới Nhật Bản]
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết đã yêu cầu Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán cấp công tác tại Bắc Kinh vào nửa cuối tháng Hai để thảo luận biện pháp đối phó với vấn đề này.
Phía Nhật Bản đã thông báo với phía Trung Quốc rằng họ sẵn sàng cử các nhân viên Bộ ngoại giao và Bộ môi trường để thu thập các thông tin đáng tin cậy về ô nhiễm từ phía Trung Quốc và thảo luận sự hợp tác kỹ thuật mà Nhật Bản có thể hỗ trợ.
Bộ ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết Tokyo rất quan tâm đến vấn đề này vì nó có thể ảnh hưởng đến môi trường ở Nhật Bản và vì cần phải bảo vệ các công dân Nhật Bản đang sinh sống, làm việc tại Trung Quốc.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói: “Do Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề này nên chúng tôi đã thông báo với phía Trung Quốc rằng chúng tôi dự định tiến hành các cuộc tham vấn sớm giữa hai nước sau kỳ nghỉ Tết ở Trung Quốc và cân nhắc xem loại hình hợp tác nào có thể thực hiện.”
Tại cuộc họp lãnh đạo các bộ ngành liên quan, ông Suga đã yêu cầu họ hợp tác với nhau để giải quyết tình trạng ô nhiễm lan rộng này.
Bộ Môi trường Nhật Bản đã công bố kế hoạch hành động và có kế hoạch soạn thảo văn bản hướng dẫn các chính quyền địa phương ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm do “các đám mây độc” gây ra.
Theo Bộ trưởng Môi trường Nobuteru Ishihara, việc tạo ra các tiêu chuẩn cho những tư vấn và cảnh báo như vậy đồng thời thúc đẩy hợp tác kỹ thuật song phương rộng hơn là một trong những biện pháp được nêu trong chương trình hành động.
Các chính quyền địa phương Nhật Bản đang giám sát sự tích tụ của các vật chất đặc biệt có đường kính dưới 2,5 micron (2,5/1000 mm) bằng 550 trạm quan sát. Do chính quyền trung ương có sự tiếp cận hạn chế đối với dữ liệu của các địa phương về mức độ tích tụ các chất được gọi là PM2,5, nên chính phủ muốn tăng cường hợp tác với các chính quyền địa phương trong quá trình giám sát.
Theo chương trình này, Bộ Môi trường Nhật Bản đã kêu gọi hợp tác kỹ thuật mạnh hơn với Trung Quốc, nơi phát sinh các đám không khí ô nhiễm tồi tệ và một trong các kế hoạch là mở rộng mạng lưới giám sát các chất gây ô nhiễm không khí.
Bộ trên cho biết sẽ thành lập một ủy ban gồm bảy chuyên gia về ô nhiễm không khí và y tế. Ủy ban này sẽ thu thập dữ liệu để đánh giá thành phần của PM2,5 và các nguy cơ đối với sức khỏe dựa trên các mức độ tích tụ khác nhau.
Bộ này cũng sẽ tăng số trạm quan sát từ 556 lên 1.300 vào cuối năm tài chính 2012 để tăng cường giám sát các chất gây ô nhiễm không khí.
Sau khi thành lập phòng liên lạc với các chính quyền địa phương vào ngày 18/2, Bộ Môi trường sẽ tìm cách thu được thông tin dữ liệu đầy đủ hơn từ việc giám sát ô nhiễm. Trang web của bộ này sẽ bắt đầu công bố các dữ liệu giám sát PM2,5 từ ngày 13/2./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)