Theo AFP và Đài Tiếng nói nước Nga, lần đầu tiên kể từ khi xảy ra sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 hồi tháng 3/2011, các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Ohi của Nhật Bản có thể được vận hành trở lại trong thời gian tới.
Kể từ sau sự cố Fukushima cho đến nay, không một lò phản ứng nào được tái khởi động.
Hãng tin Jiji Press dẫn lời Thị trưởng thành phố Ohi, Shinobu Tokioka ngày 14/6 cho biết ông ủng hộ việc tái khởi động lò phản ứng hạt nhân số 3 và số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Ohi, đồng thời tuyên bố nhà máy điện hạt nhân của địa phương có thể làm việc trở lại vào tháng Bảy, nếu những ngày tới đạt được đồng thuận với tất cả các cấp chính quyền.
Sau tai nạn tại Fukushima 1, Nhật Bản đã cho ngừng để kiểm tra toàn bộ 54 cơ sở điện hạt nhân, vốn đảm nhận cung cấp tới 1/3 nhu cầu điện năng của đất nước.
Lò phản ứng thứ ba và thứ tư của Ohi đã trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng và đã được các chuyên gia Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) phê duyệt.
Tuy nhiên, triển vọng tái khởi động lò phản ứng hạt nhân đang vấp phải sự phản đối của cư dân.
Quyết định của Tòa thị chính Ohi là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để tái vận hành nhà máy, bởi hiện còn phải chờ ý kiến của Thống đốc tỉnh Fukui, Issei Nishikawa, các bộ trưởng hữu quan và người đứng đầu nội các Nhật Bản./.
Kể từ sau sự cố Fukushima cho đến nay, không một lò phản ứng nào được tái khởi động.
Hãng tin Jiji Press dẫn lời Thị trưởng thành phố Ohi, Shinobu Tokioka ngày 14/6 cho biết ông ủng hộ việc tái khởi động lò phản ứng hạt nhân số 3 và số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Ohi, đồng thời tuyên bố nhà máy điện hạt nhân của địa phương có thể làm việc trở lại vào tháng Bảy, nếu những ngày tới đạt được đồng thuận với tất cả các cấp chính quyền.
Sau tai nạn tại Fukushima 1, Nhật Bản đã cho ngừng để kiểm tra toàn bộ 54 cơ sở điện hạt nhân, vốn đảm nhận cung cấp tới 1/3 nhu cầu điện năng của đất nước.
Lò phản ứng thứ ba và thứ tư của Ohi đã trải qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng và đã được các chuyên gia Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) phê duyệt.
Tuy nhiên, triển vọng tái khởi động lò phản ứng hạt nhân đang vấp phải sự phản đối của cư dân.
Quyết định của Tòa thị chính Ohi là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để tái vận hành nhà máy, bởi hiện còn phải chờ ý kiến của Thống đốc tỉnh Fukui, Issei Nishikawa, các bộ trưởng hữu quan và người đứng đầu nội các Nhật Bản./.
(Vietnam+)