Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ loại khoảng 450 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ra khỏi danh sách hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi.
Các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết trong bối cảnh Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Tokyo không có lý do gì để tiếp tục duy trì thuế suất ưu đãi đối với một cường quốc kinh tế mới của thế giới này.
Chính phủ Nhật Bản dự định trình quốc hội dự thảo sửa đổi Luật về các biện pháp tạm thời trong lĩnh vực hải quan, trong đó quy định các mặt hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi. Chính phủ hy vọng dự luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2011.
Theo dự luật này, số lượng các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị loại khỏi danh sách được hưởng thuế suất ưu đãi sẽ tăng từ con số 13 hiện nay lên khoảng 450 mặt hàng, gồm nhiều chủng loại - từ đồ nhựa gia dụng, đồ chơi và các sản phẩm dân dụng khác; khăn quàng, găng tay và các sản phẩm may mặc khác; các mặt hàng nông-thủy sản và một số sản phẩm công nghiệp. Hầu hết các sản phẩm này hiện chiếm ít nhất 50% thị phần các sản phẩm cùng loại trên thị trường Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản bắt đầu áp dụng Hệ thống ưu đãi chung về thuế (GSP) vào năm 1971 nhằm hỗ trợ các quốc gia kém phát triển thông qua việc giảm thuế đối với các hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia này. Hiện nay, hệ thống này được áp dụng đối với 3.552 trong tổng số 5.930 mặt hàng nhập khẩu. Trong tài khóa 2009, Nhật Bản đã nhập khẩu 1.600 tỷ yen hàng hóa từ các nước đang phát triển theo hệ thống ưu đãi thuế này.
Thời gian gần đây, nhập khẩu từ Trung Quốc theo hệ thống GSP tăng mạnh, từ mức 700 tỷ yen tài khóa 1999, chiếm 39,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu theo GSP, lên tới 1.300 tỷ yen trong tài khóa 2009 (chiếm 86,1%).
Theo một quan chức của Bộ Tài chính Nhật Bản, Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi chủ yếu từ hệ thống ưu đãi thuế quan này nên việc hỗ trợ các nước đang phát triển của hệ thống này không còn được đảm bảo như mục tiêu ban đầu./.
Các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết trong bối cảnh Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Tokyo không có lý do gì để tiếp tục duy trì thuế suất ưu đãi đối với một cường quốc kinh tế mới của thế giới này.
Chính phủ Nhật Bản dự định trình quốc hội dự thảo sửa đổi Luật về các biện pháp tạm thời trong lĩnh vực hải quan, trong đó quy định các mặt hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi. Chính phủ hy vọng dự luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2011.
Theo dự luật này, số lượng các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị loại khỏi danh sách được hưởng thuế suất ưu đãi sẽ tăng từ con số 13 hiện nay lên khoảng 450 mặt hàng, gồm nhiều chủng loại - từ đồ nhựa gia dụng, đồ chơi và các sản phẩm dân dụng khác; khăn quàng, găng tay và các sản phẩm may mặc khác; các mặt hàng nông-thủy sản và một số sản phẩm công nghiệp. Hầu hết các sản phẩm này hiện chiếm ít nhất 50% thị phần các sản phẩm cùng loại trên thị trường Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản bắt đầu áp dụng Hệ thống ưu đãi chung về thuế (GSP) vào năm 1971 nhằm hỗ trợ các quốc gia kém phát triển thông qua việc giảm thuế đối với các hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia này. Hiện nay, hệ thống này được áp dụng đối với 3.552 trong tổng số 5.930 mặt hàng nhập khẩu. Trong tài khóa 2009, Nhật Bản đã nhập khẩu 1.600 tỷ yen hàng hóa từ các nước đang phát triển theo hệ thống ưu đãi thuế này.
Thời gian gần đây, nhập khẩu từ Trung Quốc theo hệ thống GSP tăng mạnh, từ mức 700 tỷ yen tài khóa 1999, chiếm 39,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu theo GSP, lên tới 1.300 tỷ yen trong tài khóa 2009 (chiếm 86,1%).
Theo một quan chức của Bộ Tài chính Nhật Bản, Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi chủ yếu từ hệ thống ưu đãi thuế quan này nên việc hỗ trợ các nước đang phát triển của hệ thống này không còn được đảm bảo như mục tiêu ban đầu./.
(TTXVN/Vietnam+)