Tại Nhật Bản, các CEO trẻ với những tư duy sáng tạo mới được cho là có thể giúp "hồi sinh" nền kinh tế Nhật Bản, vốn đang bị đình trệ hàng chục năm trở lại đây.
Mười hai năm sau khi bỏ chơi trống trong một ban nhạc để dành toàn bộ thời gian cho hoạt động kinh doanh thời trang trên mạng Internet, Yusaku Maezawa, 36 tuổi, đã trở thành một tỷ phú và là Giám đốc điều hành (CEO) của công ty bán lẻ thời trang trực tuyến Start Today tại Nhật Bản.
Với khoảng 400 nhân viên làm việc, dự kiến trong năm nay, lợi nhuận hoạt động của Start Today sẽ tăng hơn 46% đạt 8,56 tỷ yen (104 triệu USD).
Maezawa cho biết, ngay từ khi bắt đầu kinh doanh, mục tiêu chính của anh là tìm niềm vui và giờ anh chỉ làm việc bốn ngày/tuần.
Anh nói: "Tôi muốn phá bỏ quan niệm cũ rằng công ty là nơi mọi người phải hy sinh thời gian của mình để kiếm tiền."
Tôn chỉ của chàng tỷ phú trẻ này là luôn luôn đổi mới và làm khách hàng hài lòng. Theo các chuyên gia, hai nhân tố này đã tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp trẻ, so với tình trạng khó khăn của một số tập đoàn lớn như Sony hay Panasonic.
Theo tờ The Wall Street Journal, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự "xuống dốc không phanh" của các công ty điện tử Nhật Bản chính là chiến lược sản phẩm tồi.
Khi các quốc gia ngày càng phát triển, lợi thế cạnh tranh của họ cũng thay đổi. Trước đây, việc có nguồn lao động tay nghề cao dồi dào, chi phí vốn rẻ và giá cả thấp chính là yếu tố then chốt quyết định tính cạnh tranh.
Tuy nhiên hiện nay, những đổi mới về sản phẩm và các chu trình mới là thiết yếu. Hơn nữa, các chiến lược không những phải chú ý đến việc sản phẩm có thể đem lại cái gì mà còn phải làm rõ những gì nó không đem lại.
Một nguyên nhân khác nằm ở ngay trong bản chất của hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản.
Daniel Kahneman, một nhà tâm lý học đoạt giải Nobel kinh tế, từng giải thích vì sao một số doanh nghiệp Nhật Bản chi tiền để hỗ trợ suốt đời cho những chương trình chất lượng thấp, dẫn đến việc không còn đủ vốn phát triển những chương trình mới.
Thêm vào đó, khi một công nghệ mới ra đời, các “gã khổng lồ” như Panasonic, Sony, Sharp, Fujitsu hay NEC lại tạo ra một bộ phận mới phụ trách mảng này. Và vậy là họ lại mất thời gian giằng co giữa công nghệ của quá khứ và hiện tại, làm chậm đà đổi mới.
Trong khi đó, ông chủ của Start Today, Maezawa khẳng định sẵn sàng từ bỏ hoạt động kinh doanh thời trang trực tuyến của mình hơn là đánh gục các đối thủ của mình bằng cách hạ giá thành sản phẩm.
Anh nói: "Tôi muốn tạo ra những giá trị mới mà người tiêu dùng không có được trước đó. Nếu chỉ dựa vào giá thành và điều kiện nhân công rẻ hơn để tạo sức mạnh cạnh tranh thì tôi sẽ để cho những người thích bắt chước làm ra nó, còn tôi sẽ phát triển các ý tưởng sáng tạo mới."
Một vấn đề được đặt ra ở đây là trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay, những tập đoàn điện tử nổi tiếng của Nhật Bản có nguy cơ bị bỏ lại đằng sau. Kể từ cuối năm 1989 đến nay, chỉ số Nikkei 225 đã giảm trung bình 74%.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Hiroshi Mikitani, CEO của hãng thương mại điện tử Rakuten Inc, đối thủ của Amazon, nhận định rất nhiều người chỉ dựa vào thành công trong quá khứ, song mọi thứ đang thay đổi rất nhanh và họ cần tự làm mới mình.
Giám đốc Mikitani cho biết kể cả một doanh nghiệp vững mạnh như Rakuten, nếu dừng lại, hãng này sẽ thụt lùi rất nhanh. Đó là quy tắc mới trên thị trường kinh doanh hiện nay.
Được thành lập năm 1997, Rakuten đang quản lý khoảng 7.000 lao động. Năm ngoái, lợi nhuận hoạt động của tập đoàn này đạt 71,34 tỷ yen.
Các chuyên gia đánh giá rằng việc ngày càng có nhiều những công ty kinh doanh thành công như Start Today hay Rakuten có thể giúp "hồi sinh" nền kinh tế Nhật Bản, vốn đang đình trệ từ hàng chục năm trở lại đây và chịu sức ép lớn từ tỷ lệ dân số ngày một già hóa.
Theo Giáo sư Tatsuyuki Negoro, thuộc Viện Chiến lược IT của Đại học Waseda, xã hội Nhật Bản đang thay đổi, trong bối cảnh các loại hình kinh doanh độc lập gia tăng và mỗi năm lại càng có thêm nhiều người nỗ lực tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Câu hỏi cần đặt ra là liệu những thay đổi này có thể đưa "xứ Phù tang" trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây hay không?
Tadashi Yanai, 63 tuổi, CEO của Fast Retailing, tập đoàn bán lẻ quần áo lớn nhất châu Á, người đã từng được tạp chí Forbes vinh danh là người giàu nhất Nhật Bản với tổng tài sản lên tới 10 tỷ USD, cho rằng Nhật Bản luôn theo đuổi sự ổn định. Mặc dù ổn định là tốt, song nếu chỉ nỗ lực để ổn định mà không tiếp tục tiến lên phía trước để thúc đẩy đà phát triển thì sự ổn định sẽ không còn.
Theo ông Yanai, vấn đề lớn nhất hiện nay là hệ tư tưởng cần được thay đổi và xứ Phù tang cần có thêm nhiều CEO năng động và sẵn sàng đối mặt với rủi ro hơn nữa./.
Mười hai năm sau khi bỏ chơi trống trong một ban nhạc để dành toàn bộ thời gian cho hoạt động kinh doanh thời trang trên mạng Internet, Yusaku Maezawa, 36 tuổi, đã trở thành một tỷ phú và là Giám đốc điều hành (CEO) của công ty bán lẻ thời trang trực tuyến Start Today tại Nhật Bản.
Với khoảng 400 nhân viên làm việc, dự kiến trong năm nay, lợi nhuận hoạt động của Start Today sẽ tăng hơn 46% đạt 8,56 tỷ yen (104 triệu USD).
Maezawa cho biết, ngay từ khi bắt đầu kinh doanh, mục tiêu chính của anh là tìm niềm vui và giờ anh chỉ làm việc bốn ngày/tuần.
Anh nói: "Tôi muốn phá bỏ quan niệm cũ rằng công ty là nơi mọi người phải hy sinh thời gian của mình để kiếm tiền."
Tôn chỉ của chàng tỷ phú trẻ này là luôn luôn đổi mới và làm khách hàng hài lòng. Theo các chuyên gia, hai nhân tố này đã tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp trẻ, so với tình trạng khó khăn của một số tập đoàn lớn như Sony hay Panasonic.
Theo tờ The Wall Street Journal, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự "xuống dốc không phanh" của các công ty điện tử Nhật Bản chính là chiến lược sản phẩm tồi.
Khi các quốc gia ngày càng phát triển, lợi thế cạnh tranh của họ cũng thay đổi. Trước đây, việc có nguồn lao động tay nghề cao dồi dào, chi phí vốn rẻ và giá cả thấp chính là yếu tố then chốt quyết định tính cạnh tranh.
Tuy nhiên hiện nay, những đổi mới về sản phẩm và các chu trình mới là thiết yếu. Hơn nữa, các chiến lược không những phải chú ý đến việc sản phẩm có thể đem lại cái gì mà còn phải làm rõ những gì nó không đem lại.
Một nguyên nhân khác nằm ở ngay trong bản chất của hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản.
Daniel Kahneman, một nhà tâm lý học đoạt giải Nobel kinh tế, từng giải thích vì sao một số doanh nghiệp Nhật Bản chi tiền để hỗ trợ suốt đời cho những chương trình chất lượng thấp, dẫn đến việc không còn đủ vốn phát triển những chương trình mới.
Thêm vào đó, khi một công nghệ mới ra đời, các “gã khổng lồ” như Panasonic, Sony, Sharp, Fujitsu hay NEC lại tạo ra một bộ phận mới phụ trách mảng này. Và vậy là họ lại mất thời gian giằng co giữa công nghệ của quá khứ và hiện tại, làm chậm đà đổi mới.
Trong khi đó, ông chủ của Start Today, Maezawa khẳng định sẵn sàng từ bỏ hoạt động kinh doanh thời trang trực tuyến của mình hơn là đánh gục các đối thủ của mình bằng cách hạ giá thành sản phẩm.
Anh nói: "Tôi muốn tạo ra những giá trị mới mà người tiêu dùng không có được trước đó. Nếu chỉ dựa vào giá thành và điều kiện nhân công rẻ hơn để tạo sức mạnh cạnh tranh thì tôi sẽ để cho những người thích bắt chước làm ra nó, còn tôi sẽ phát triển các ý tưởng sáng tạo mới."
Một vấn đề được đặt ra ở đây là trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay, những tập đoàn điện tử nổi tiếng của Nhật Bản có nguy cơ bị bỏ lại đằng sau. Kể từ cuối năm 1989 đến nay, chỉ số Nikkei 225 đã giảm trung bình 74%.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Hiroshi Mikitani, CEO của hãng thương mại điện tử Rakuten Inc, đối thủ của Amazon, nhận định rất nhiều người chỉ dựa vào thành công trong quá khứ, song mọi thứ đang thay đổi rất nhanh và họ cần tự làm mới mình.
Giám đốc Mikitani cho biết kể cả một doanh nghiệp vững mạnh như Rakuten, nếu dừng lại, hãng này sẽ thụt lùi rất nhanh. Đó là quy tắc mới trên thị trường kinh doanh hiện nay.
Được thành lập năm 1997, Rakuten đang quản lý khoảng 7.000 lao động. Năm ngoái, lợi nhuận hoạt động của tập đoàn này đạt 71,34 tỷ yen.
Các chuyên gia đánh giá rằng việc ngày càng có nhiều những công ty kinh doanh thành công như Start Today hay Rakuten có thể giúp "hồi sinh" nền kinh tế Nhật Bản, vốn đang đình trệ từ hàng chục năm trở lại đây và chịu sức ép lớn từ tỷ lệ dân số ngày một già hóa.
Theo Giáo sư Tatsuyuki Negoro, thuộc Viện Chiến lược IT của Đại học Waseda, xã hội Nhật Bản đang thay đổi, trong bối cảnh các loại hình kinh doanh độc lập gia tăng và mỗi năm lại càng có thêm nhiều người nỗ lực tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Câu hỏi cần đặt ra là liệu những thay đổi này có thể đưa "xứ Phù tang" trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây hay không?
Tadashi Yanai, 63 tuổi, CEO của Fast Retailing, tập đoàn bán lẻ quần áo lớn nhất châu Á, người đã từng được tạp chí Forbes vinh danh là người giàu nhất Nhật Bản với tổng tài sản lên tới 10 tỷ USD, cho rằng Nhật Bản luôn theo đuổi sự ổn định. Mặc dù ổn định là tốt, song nếu chỉ nỗ lực để ổn định mà không tiếp tục tiến lên phía trước để thúc đẩy đà phát triển thì sự ổn định sẽ không còn.
Theo ông Yanai, vấn đề lớn nhất hiện nay là hệ tư tưởng cần được thay đổi và xứ Phù tang cần có thêm nhiều CEO năng động và sẵn sàng đối mặt với rủi ro hơn nữa./.
Trà My (TTXVN)