Trong phiên họp ngày 4/8, Hội đồng Chính sách Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ bằng cách mở rộng quy mô của chương trình mua tài sản từ 40.000 tỷ yen hiện nay lên 50.000 tỷ yen.
Quyết định này được đưa ra sau khi Chính phủ Nhật Bản liên tục thúc giục BoJ phối hợp để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh đồng yen liên tục tăng giá so với đồng USD.
Theo đó, BoJ sẽ tăng quy mô của quỹ mua tài sản tài chính từ 10.000 yen lên 15.000 tỷ yen, đồng thời tăng quy mô của hoạt động cho vay vốn trên cơ sở tài sản ký quỹ với lãi suất cố định từ 30.000 tỷ yen lên 35.000 tỷ yen.
BOJ sẽ sử dụng số tiền này để mua các tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ và chứng chỉ nợ công ty để hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp.
Chương trình này sẽ tác động trực tiếp tới lãi suất dài hạn và phí bảo hiểm rủi ro mà các công ty phải trả khi vay vốn. Cùng với quyết định trên, Hội đồng Chính sách BoJ đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức cực thấp từ 0-0,1%.
Tuyên bố sau cuộc họp, BoJ khẳng định hoạt động kinh tế của Nhật Bản đang phục hồi, khi tình trạng căng thẳng về nguồn cung sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 đang dịu dần. Tuy nhiên, BoJ cảnh báo biến động giá của đồng yen và các thị trường tài chính khác có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của các doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế của Nhật Bản.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu là đầu tàu của nền kinh tế Nhật Bản như các hãng ôtô và điện tử hiện đang gặp nhiều khó khăn. Nếu giá đồng yên tiếp tục ở mức siêu cao như hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản khó có thể đối phó chỉ bằng nỗ lực của họ.
Ngoài những biện pháp ứng phó trong ngắn hạn, Chính phủ Nhật Bản cần phải có các chính sách kinh tế dài hạn gắn với việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các công ty.
Việc bán tháo đồng USD và đồng euro là một nguyên nhân khiến đồng yên tăng giá. Nguy cơ vỡ nợ của nền kinh tế Mỹ đã tạm thời được gạt bỏ sau khi Quốc hội nước này thông qua dự luật về nâng trần nợ công.
Các chính sách cụ thể để giảm nợ bắt đầu được thảo luận, nhưng mối lo ngại trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục mất giá nếu xếp hạng tín dụng bị đánh tụt và triển vọng không chắc chắn của kinh tế nước này đang tiếp tục tác động xấu đến thị trường. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu cũng đang trầm trọng thêm.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết chính phủ nước này đang tiến hành thương lượng với Mỹ và châu Âu vì hành động đơn phương can thiệp vào thị trường sẽ ít có hiệu quả./.
Quyết định này được đưa ra sau khi Chính phủ Nhật Bản liên tục thúc giục BoJ phối hợp để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh đồng yen liên tục tăng giá so với đồng USD.
Theo đó, BoJ sẽ tăng quy mô của quỹ mua tài sản tài chính từ 10.000 yen lên 15.000 tỷ yen, đồng thời tăng quy mô của hoạt động cho vay vốn trên cơ sở tài sản ký quỹ với lãi suất cố định từ 30.000 tỷ yen lên 35.000 tỷ yen.
BOJ sẽ sử dụng số tiền này để mua các tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ và chứng chỉ nợ công ty để hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp.
Chương trình này sẽ tác động trực tiếp tới lãi suất dài hạn và phí bảo hiểm rủi ro mà các công ty phải trả khi vay vốn. Cùng với quyết định trên, Hội đồng Chính sách BoJ đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức cực thấp từ 0-0,1%.
Tuyên bố sau cuộc họp, BoJ khẳng định hoạt động kinh tế của Nhật Bản đang phục hồi, khi tình trạng căng thẳng về nguồn cung sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 đang dịu dần. Tuy nhiên, BoJ cảnh báo biến động giá của đồng yen và các thị trường tài chính khác có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của các doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế của Nhật Bản.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu là đầu tàu của nền kinh tế Nhật Bản như các hãng ôtô và điện tử hiện đang gặp nhiều khó khăn. Nếu giá đồng yên tiếp tục ở mức siêu cao như hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản khó có thể đối phó chỉ bằng nỗ lực của họ.
Ngoài những biện pháp ứng phó trong ngắn hạn, Chính phủ Nhật Bản cần phải có các chính sách kinh tế dài hạn gắn với việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các công ty.
Việc bán tháo đồng USD và đồng euro là một nguyên nhân khiến đồng yên tăng giá. Nguy cơ vỡ nợ của nền kinh tế Mỹ đã tạm thời được gạt bỏ sau khi Quốc hội nước này thông qua dự luật về nâng trần nợ công.
Các chính sách cụ thể để giảm nợ bắt đầu được thảo luận, nhưng mối lo ngại trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục mất giá nếu xếp hạng tín dụng bị đánh tụt và triển vọng không chắc chắn của kinh tế nước này đang tiếp tục tác động xấu đến thị trường. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu cũng đang trầm trọng thêm.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết chính phủ nước này đang tiến hành thương lượng với Mỹ và châu Âu vì hành động đơn phương can thiệp vào thị trường sẽ ít có hiệu quả./.
Tùng-Sơn (TTXVN/Vietnam+)