Các ngân hàng địa phương của Nhật Bản đang đối mặt với đợt "sát hạch" của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA).
Có ý kiến cho rằng động thái trên của FSA xuất phát từ lo ngại việc lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm áp sát mức thấp kỷ lục khoảng 0,3% sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng nhỏ hơn trong hệ thống.
Hiện hơn 100 ngân hàng địa phương tại Nhật Bản chiếm 40% trong tổng nợ đọng trị giá 4.600 tỷ USD của toàn hệ thống ngân hàng nước này, trong khi nhu cầu vay đã giảm 10% trong 20 năm qua.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng địa phương cũng chịu sức ép từ chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) - được khởi động từ đầu năm 2013.
Đặc biệt, khối ngân hàng địa phương này thường phục vụ các doanh nghiệp nhỏ nên nhiều khi phải hạ lãi suất để "hút" khách.
Đợt kiểm tra trên của FSA dường như đang "gây khó" cho chương trình kích thích kinh tế do Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng. Theo chương trình này, BoJ bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế để duy trì lãi suất ở mức thấp./.