Chính phủ Nhật Bản hôm nay công bố số liệu cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng Tư chỉ đạt 333,8 tỷ yen (tương đương 4,2 tỷ USD), giảm 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn dự báo do mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu.
Cụ thể, cán cân buôn bán hàng hóa thâm hụt khoảng 463,9 tỷ yen trong tháng Tư khi giá trị nhập khẩu tăng 11,2% lên mức 5.885,5 tỷ yen, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ tăng 11,1%.
Nguyên nhân giảm xuất khẩu của Nhật Bản chủ yếu do giảm lượng hàng xuất sang châu Âu, khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ công.
Ngoài ra, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước láng giềng, kể cả Trung Quốc, cũng giảm đáng kể.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản lại tăng mạnh do tăng nhập khẩu dầu và khí đốt nhằm đáp ứng thiếu hụt năng lượng trong nước.
Mức sụt giảm tài khoản vãng lai trong tháng Tư đi ngược với xu hướng tăng trưởng kinh tế trong quý I năm nay của Nhật Bản.
Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố cùng ngày, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm nay tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với dự đoán trước đó và làm dấy lên hy vọng nền kinh tế thứ ba thế giới này có thể đạt mức tăng trưởng GDP 4,7% trong năm nay.
Sự phục hồi ổn định của các ngành nghề sau thảm họa động đất - sóng thần là nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng cao trong quý đầu tiên của năm.
Ngoài ra, kinh tế Nhật Bản tăng còn nhờ tiêu dùng trong nước tăng 1,2%. Chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản chiếm tới 60% GDP của nước này./.
Cụ thể, cán cân buôn bán hàng hóa thâm hụt khoảng 463,9 tỷ yen trong tháng Tư khi giá trị nhập khẩu tăng 11,2% lên mức 5.885,5 tỷ yen, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ tăng 11,1%.
Nguyên nhân giảm xuất khẩu của Nhật Bản chủ yếu do giảm lượng hàng xuất sang châu Âu, khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ công.
Ngoài ra, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước láng giềng, kể cả Trung Quốc, cũng giảm đáng kể.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản lại tăng mạnh do tăng nhập khẩu dầu và khí đốt nhằm đáp ứng thiếu hụt năng lượng trong nước.
Mức sụt giảm tài khoản vãng lai trong tháng Tư đi ngược với xu hướng tăng trưởng kinh tế trong quý I năm nay của Nhật Bản.
Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố cùng ngày, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm nay tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với dự đoán trước đó và làm dấy lên hy vọng nền kinh tế thứ ba thế giới này có thể đạt mức tăng trưởng GDP 4,7% trong năm nay.
Sự phục hồi ổn định của các ngành nghề sau thảm họa động đất - sóng thần là nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng cao trong quý đầu tiên của năm.
Ngoài ra, kinh tế Nhật Bản tăng còn nhờ tiêu dùng trong nước tăng 1,2%. Chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản chiếm tới 60% GDP của nước này./.
(TTXVN)